Tất tần tật về thẻ Permanent Resident (PR) ở Canada
Thẻ Permanent Resident ở Canada là một thứ vô cùng có ích mà các bạn du học sinh khi đến đất nước này cần phải lưu ý và chuẩn bị thêm trước khi lên đường. Ngoài việc tham khảo các trường đại học, visa hay lo lắng về các bài Online Exam, Online Assignment hóc búa và nơi mình du học thì thẻ Permanent Resident cũng là thẻ mà bạn nên cân nhắc. Vì chiếc thẻ này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều quyền lợi hỗ trợ rất lớn cho việc du học và định cư của bạn tại Canada. Những lợi ích mà thẻ Permanent Resident ở Canada đem lại là gì? Hãy cùng MAAS – nơi chuyên cung cấp các dịch vụ Online Assignment Service, Online test service tìm hiểu ngay bạn nhé!
Xem thêm
>>> Du học Anh ngành Journalism và những điều cần biết
>>> Ngành Investment Banking là gì? Những điều có thể bạn chưa biết?
Bài viết này có gì
1. Thẻ Permanent Resident ở Canada là thẻ gì?
Thẻ Permanent Resident ở Canada hay còn gọi là thẻ thường trú nhân là minh chứng chính thức xác nhận tình trạng thường trú của bạn ở Canada. Khi bạn đi du lịch nước ngoài, bạn cần có thẻ thường trú nhân và hộ chiếu để được nhập cảnh trở lại Canada nếu như bạn di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng – máy bay, xe lửa, xe khách hay tàu thuỷ. Nếu bạn đi bằng xe cá nhân, bạn có thể sử dụng những giấy tờ khác để nhập cảnh vào Canada.
Thẻ PR phải còn hiệu lực khi bạn xuất trình thẻ. Phần lớn thẻ PR được cấp mới có thời hạn năm năm. Nếu thẻ của bạn hết hạn, mất, thất lạc hay hư hỏng hay mất thì tình trạng thường trú nhân của bạn vẫn không thay đổi nhưng bạn cần làm hồ sơ xin cấp thẻ PR mới.
Thẻ thường trú nhân Canada là một thẻ nhựa có kích thước bằng ví chứa thông tin thích hợp (chiều cao, màu mắt, giới tính, v.v.) về chủ thẻ cũng như ảnh và chữ ký được khắc laser. Các dữ liệu cá nhân khác được mã hóa trên thẻ và chỉ những Viên chức Nhập cư Canada được ủy quyền mới có thể truy cập được.
Thường trú nhân (PR) của Canada phải mang theo và xuất trình thẻ PR hợp lệ hoặc tài liệu du lịch thường trú (PRTD) khi lên chuyến bay đến Canada hoặc đi Canada trên bất kỳ hãng vận chuyển thương mại nào khác. Nếu bạn không mang theo thẻ PR hoặc PRTD, bạn không thể lên chuyến bay, xe lửa, xe buýt hoặc thuyền đến Canada.
Bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng thẻ PR của bạn vẫn còn hiệu lực khi bạn trở về từ du lịch bên ngoài Canada và đăng ký thẻ PR mới khi thẻ hiện tại của bạn hết hạn. Nếu thẻ PR của bạn hết hạn, điều đó không có nghĩa là bạn đã mất tư cách thường trú nhân.
2. Những quyền lợi mà thẻ Permanent Resident ở Canada đem lại
– Có thẻ Permanent Resident ở Canada, bạn được quyền học tập, làm việc và tự do di chuyển ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Canada.
– Người giữ thẻ PR được học miễn phí từ cấp 1 – cấp 3, trả học phí thấp khi học đại học. Bên cạnh đó còn được công nhận là người cư trú hợp pháp của Canada và chỉ phải trả như những công dân Canada. Thông thường con số phải trả ít hơn 3, 4 lần so với du học sinh nước ngoài.
– Quyền lợi được xin học bổng tài trợ từ chính phủ cho việc học tập
– Dễ dàng tự mở công ty hoặc mở kinh doanh mà không bị quá nhiều ràng buộc về quốc tịch.
– Được tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân: Các chi phí liên quan đến các dịch vụ y tế cần thiết như: tiêm chủng, cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ đều được chi trả.
– Người có thẻ PR sẽ được nhận lợi ích an sinh xã hội khi họ về hưu (tuổi nghỉ hưu trung bình hiện nay là 65 tuổi) nếu người đó làm việc và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ đối với chính phủ Canada.
– Người có PR có thể bảo lãnh vợ/chồng và con (dưới 19 tuổi còn độc thân) để có được PR.
– Người có PR sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của luật nhập cư trong tương lai.
– Thẻ PR có phép hưởng tất cả các quyền lợi và được bảo vệ theo đạo luật của Canada, trừ quyền được bầu cử (chỉ dành cho công dân Canada). Được hưởng các quyền pháp lý cơ bản. Chẳng hạn như việc được công nhận là vô tội cho đến lúc bị chứng minh là có tội. Được cung cấp thông dịch viên khi phải hầu tòa và nếu cần thiết sẽ được giới thiệu hoặc cung cấp luật sư riêng.
– Người có PR có quyền được sở hữu hợp pháp tất cả những gì mà công dân Canada có quyền, bao gồm nhà cửa, xe cộ, đất đai, v v, và có thể dễ dàng và hưởng các chính sách lãi suất thấp để vay tiền mua nhà, mua xe hoặc các tài sản khác.
– Miễn xin thị thực hoặc dễ dàng xin visa đến các nước: Hoa Kỳ, Mexico, Bahamas, Vương Quốc Anh, Pháp, Hong Kong, v.v… Đây là một quyền lợi vô cùng hấp dẫn đối với các bạn đam mê đi du lịch mà không thích các thủ tục rườm rà.
– Chương trình Canada Child Task Benefit sẽ được áp dụng vào thẻ PR chuyên hỗ trợ về các chi phí liên quan đến thuế cho các gia đình có con dưới 18 tuổi.
– Chương trình hỗ trợ thai sản: Được nghỉ 12 tháng, được nhận từ 50% đến 65% thu nhập thực tế.
– Được quyền đăng ký thi nhập quốc tịch Canada.
Lưu ý rằng bạn không mất tình trạng thường trú nhân khi thẻ PR của bạn hết hạn. Bạn chỉ có thể mất trạng thái nếu bạn trải qua một số việc sau
– Một thẩm phán xác định bạn không còn là thường trú nhân sau khi có yêu cầu hoặc kháng cáo PRTD;
– Bạn tự nguyện từ bỏ tư cách thường trú nhân của bạn;
Một lệnh loại bỏ được thực hiện chống lại bạn và có hiệu lực
– Bạn trở thành công dân Canada
Ngay cả khi bạn không đáp ứng nghĩa vụ cư trú, bạn vẫn là một thường trú nhân cho đến khi có quyết định chính thức về tình trạng của bạn.
3. Quy trình xin thẻ Permanent Resident ở Canada như thế nào?
Trước khi làm hồ sơ xin cấp lại thẻ PR, bạn cần phải tường trình với nhà chức trách về sự cố đã xảy ra.
a. Nếu bạn đang ở nước ngoài và hiện đang không ở Canada
Bạn cần đến văn phòng cấp thị thực trực thuộc đại sứ quán hay lãnh sự quán gần nhất và làm đơn xin cấp giấy xác nhận tình trạng thường trú nhân khi đang đi du lịch để có thể về lại Canada. Văn bản này thường chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh. Sau khi đã về đến, hãy làm hồ sơ xin cấp lại thẻ PR.
b. Nếu bạn đang ở tại Canada
Tường trình về sự việc đã xảy ra bằng cách sử dụng mẫu đơn trên trang web về di trú. Để điền thông tin vào đơn:
- Chọn ‘Tell us more’ (Hãy nói rõ thêm thông tin), chọn ‘No’ (Không) và ‘Go to Web form’ (Vào trang web có mẫu đơn).
- Chọn ‘Permanent resident card‘ (Thẻ thường trú nhân) và ‘Renewal and replacement’ (Gia hạn và cấp mới).
- Điền thông tin vào biểu mẫu tường trình.
Sau đó tiến hành làm thủ tục xin cấp thẻ
Nếu bạn là người nhập cư diện thường trú nhân ngay khi vừa mới đến, bạn không cần phải làm đơn xin cấp thẻ PR. Để nhận được thẻ, bạn chỉ cần gửi địa chỉ giao dịch thư tín cho chính phủ trong vòng 180 ngày sau khi nhập cư và thẻ thường trú nhân sẽ được gửi đến bằng đường bưu điện. Nếu bạn không cung cấp địa chỉ trong thời hạn này, bạn cần phải làm đơn xin cấp thẻ và trả phí xử lý hồ sơ.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên làm đơn xin nhận thẻ PR nếu như bạn là thường trú nhân ở Canada, đang sống ở Canada và:
– Không nhận được thẻ PR trong vòng 180 ngày sau khi nhập cư đến Canada
– Thẻ PR đã hết hạn hay sẽ hết hạn trong vòng chín tháng tới
– Thẻ bị thất lạc, mất hay hư hỏng
– Bạn đã thay đổi họ tên theo luật định và muốn cập nhật lại thông tin
Quy trình thực hiện các bước sau để được cấp thẻ PR lần đầu, gia hạn thẻ đã hết thời hạn, hay cấp mới thẻ bị mất hay thất lạc:
– Chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ xin cấp thẻ PR
– Đọc hướng dẫn và điền đơn xin cấp thẻ
– Đính kèm những giấy tờ minh chứng cần thiết
– Thanh toán trực tuyến phí xử lý hồ sơ và in biên lai thanh toán
– Gửi bằng đường bưu điện toàn bộ hồ sơ bao gồm đơn và các giấy tờ liên quan
Như đã nêu ở trên, thường trú nhân Canada dự định tái nhập cảnh vào Canada trên các phương tiện vận chuyển thương mại (máy bay, tàu hỏa, xe buýt và thuyền) sẽ phải xuất trình thẻ Thường trú nhân để xác nhận tình trạng thường trú nhân trước khi lên các phương tiện di chuyển. Thường trú nhân Canada không sở hữu Thẻ thường trú nhân sẽ phải nộp đơn xin Giấy thông hành tạm thời từ Văn phòng Thị thực Nhập cư Canada gần nhất để đến Canada bằng tàu sân bay thương mại.
Thường trú nhân Canada hiện có thể nhận được thẻ gia hạn qua đường bưu điện.
Bạn cần phải nộp tất cả các tài liệu sau để hỗ trợ yêu cầu xử lý:
– Bản sao bằng chứng về việc đi du lịch, chẳng hạn như vé hoặc hành trình cho thấy điểm đến và ngày họ sẽ đi;
– Bản sao bằng chứng thanh toán cho chuyến du lịch có ghi ngày tháng, số tiền đầy đủ và phương thức thanh toán;
– Thư giải thích lý do khẩn cấp; và
– Bằng chứng về sự khẩn cấp (ví dụ: giấy bác sĩ, giấy chứng tử, hoặc thư từ chủ lao động).
Để theo dõi thời gian xử lý mới nhất cho Thẻ thường trú nhân Canada bạn hãy theo dõi công cụ Thời gian xử lý di trú Canada chính thức từ cổng thông tin chính phủ.
3. Kinh nghiệm xin thẻ Permanent Resident ở Canada thành công
Để xin PR thành công thì ngay từ ban đầu khi bạn có ý định đi du học tại Canada bạn phải tìm hiểu thật kỹ tất cả những thông tin từ ngành nghề du học, khóa học, trường học, địa điểm học, các chương trình định cư, những điều kiện để có thể xin định cư tại Canada…
a. Chương trình định cư của Canada
Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu về các chương trình định cư để xin PR của Canada. Tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát về bức tranh định cư ở Canada, xem rằng ở Canada có những chương trình định cư nào phù hợp với kế hoạch học tập và làm việc của mình. Hiện nay, ở Canada có 2 diện định cư chính đó là: diện định cư liên bang (federal program) và diện định cư tỉnh bang (provincial nominee program). Nhìn chung theo hướng tỉnh bang sẽ dễ hơn liên bang. Theo diện liên bang bạn không bắt buộc phải ở một nơi nào đó cố định nhưng yêu cầu và độ cạnh tranh sẽ cao hơn nhiều so với tỉnh bang. Còn diện tỉnh bang thì các tỉnh bang có nhiều chương trình thu hút sinh viên quốc tế cũng như lao động về tỉnh mình nhưng bạn phải chứng minh cho bang đó thấy bạn rất muốn định cư ổn định ở tỉnh đó (prove strong commitment to the province). Bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ xem tỉnh bang và liên bang thì có những chương trình định cư nào? dành cho những đối tượng nào? điều kiện ra sao? Tuy nhiên, mỗi chương trình định cư thì họ đều có những yêu cầu cơ bản như: education, work experience, adaptability (trình độ tiếng Anh, học vấn, kinh nghiệm việc làm, thân nhân, gia đình…). Khi đã tìm hiểu kỹ càng về các chương trình định cư này rồi thì bạn sẽ nhìn thấy đâu là những cơ hội cho tương lai của mình để lập những bước kế hoạch tiếp theo.
b. Đâu là chương trình định cư phù hợp với sinh viên quốc tế tại Canada?
Chọn ngành nghề học cũng là điều mà các bạn du học sinh Canada cần phải cân nhắc trước khi lên đường đi du học. Vì để được đăng ký vào những chương trình định cư tại Canada thì không phải ngành nghề nào cũng được chấp nhận. Công việc, nghề nghiệp của bạn cần phải rơi vào một trong những công việc trong bảng mã phân loại nghề nghiệp quốc gia NOC tại Canada. Cột 1, 2, 3, 4 là liệt kê các ngành nghề và mảng nghề nghiệp, hàng A, B, C, D là level của từng ngành nghề (từ technician đến managerial position). Một kinh nghiệm cho việc xin PR của bạn đó là công việc sau khi tốt nghiệp của bạn nên liên quan tới ngành học của bạn, điều này nó là một điểm cộng cho hồ sơ của bạn. Trong tương lai gần rất nhiều khả năng chính phủ Canada sẽ ra quyết định bằng văn bản chính thức về sự liên quan giữa việc làm và bằng cấp của bạn khi xin PR.
c. Địa điểm du học ở Canada
Một lời khuyên cho bạn có ý định sang học và ở lại một cách nghiêm túc là nên xác định tỉnh bang và nơi mình đến học, từ đó bạn có thể chọn trường phù hợp cho mình. Có rất nhiều bạn, nhiều gia đình muốn đến những thành phố lớn và nổi tiếng để học (Toronto, Vancouver…), sau khi tốt nghiệp lại nảy sinh ý định xin PR nhưng những chương trình định cư ở những thành phố lớn đó thường vô cùng khó khăn nên những bạn này phải chuyển sang tỉnh bang khác để bắt đầu xin làm việc (Alberta, Manitoba, Saskatchewan). Việc chuyển sang tỉnh bang khác để xin việc làm và nộp hồ sơ xin PR sau này của bạn sẽ rất khó khăn. Bạn phải chứng minh cho chính phủ tỉnh bang đó thấy là bạn rất muốn định cư lâu dài ở tỉnh bang này vì rõ ràng bạn đã không tốt nghiệp từ nơi đó, họ sẽ đặt dấu hỏi là liệu có phải bạn chỉ lợi dụng chương trình định cư của tỉnh để lấy được PR rồi sau đó sẽ chuyển về lại những thành phố lớn không? Còn nếu từ đầu bạn đến thẳng nơi đó, học tập ở đó và ở lại nơi đó làm việc, hồ sơ xin PR sẽ rất suôn xẻ vì ngay từ đầu khi đặt chân đến Canada bạn đã đến thẳng tỉnh này nên họ sẽ không nghi ngờ hồ sơ của bạn nhiều.
d. Manitoba – một trong những tỉnh bang có nhiều chính sách thu hút định cư
Trên thực tế, khi lựa chọn địa điểm du học thì các bạn có thể cân đo đong đếm sao cho thuận lợi nhất với mục đích cuối cùng cùng của mình là xin PR. Nếu bạn thực sự giỏi, bạn thực sự tin tưởng mình thừa khả năng xin PR thành công tại những thành phố lớn và tỉnh bang sầm uất sau tốt nghiệp thì hãy đến đó học tập. Nếu không, bạn có thể cân nhắc những tỉnh bang nhỏ hơn để chọn là điểm dừng chân du học. Ngoài việc thuận lợi cho hồ sơ xin PR thì các tỉnh nhỏ hơn có học phí rẻ hơn rất nhiều mà chất lượng đào tạo không hề kém. Ví dụ: để đi học một trường cao đẳng ở Toronto bạn phải trả khoảng $13,000 cho một năm học, học Đại học thì dao động từ $20,000-$30,000 CAD cho một năm + chi phí ăn ở rất cao (thẻ xe bus, tiền thuê nhà, đi chợ). Trong khi đó nếu bạn chọn Manitoba thì trường đại học lớn nhất tại Manitoba là Uuniveristy of Manitoba tiền học là $12,000 cho một năm học cho sinh viên quốc tế + chi phí ăn ở rẻ hơn nhiều, cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, những tỉnh nhỏ hơn thường có những chính sách hút nhân lực như Manitoba sẽ miễn bảo hiểm y tế, hoàn 60% học phí sau tốt nghiệp nếu bạn làm việc tại tỉnh bang này. Bạn cũng không nên quá lo lắng cho việc xin PR ở tỉnh nào thì phải ở tỉnh đó suốt đời vì hiện nay Canada chưa có luật nào như vậy. Sau khi xin được PR một thời gian bạn có thể tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn ở tỉnh khác.
Ở Canada, đa phần các chương trình xin định cư đều yêu cầu cần phải có job offer. Tuy nhiên, vẫn có một số chương trình định cư tỉnh bang không cần có job offer vẫn có thể nộp hồ sơ xin PR ngay khi tốt nghiệp. Điển hình là chương trình định cư dành cho thạc sĩ và tiến sĩ ở tỉnh bang Ontario.
e. Chọn khóa học và trường học ở Canada
Sau khi chọn được địa điểm du học thì việc chọn khóa học, trường học cũng rất quan trọng, ảnh hưởng tới giấy phép lao động của bạn sau tốt nghiệp (work permit). Có work permit là bước đầu tiên trên con đường xin PR vì với work permit các bạn học sinh quốc tế mới có thể ở lại làm việc và từ đó nộp hồ sơ định cư được. Ở Canada, nếu bạn học bằng một năm (certificate, diploma, post grad certificate) thì được work permit trong một năm. Học bằng từ hai năm trở lên (diploma, degree, master) thì được work permit trong 3 năm. Lưu ý là thời gian khóa học để xin work permit không tính thời gian học tiếng Anh. Lời khuyên cho những bạn có ý định ở lại trong việc chọn khóa học là nên hướng tới những chương trình học 2 năm trở lên để có work permit 3 năm. Với khoảng thời gian này bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho hướng đi xin PR của mình.
f. Work permit – bước đầu tiên xin PR Canada
Tùy vào thời điểm và tùy vào tỉnh bang mà thời gian chờ đợi sẽ từ 8 tháng đến 2 năm (thường là 1 năm). Sau khi bạn apply PR và trong thời gian chờ đợi, nếu work permit của bạn hết hạn chính phủ sẽ cấp cho bạn một cái gọi là bridge visa (tạm gọi là visa trong thời gian chờ đợi). Miễn là thời điểm bạn chính thức gửi hồ sơ xin PR work permit của bạn vẫn còn hiệu lực.
Kết
Trên đây là những thông tin về thẻ Permanent Resident ở Canada mà MAAS thu thập được. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ PR và những quyền lợi mà nó đem lại để có thể có cho mình một công cụ hỗ trợ việc du học và định cư lại Canada thuận lợi.
Hiểu được những nỗi lo khi làm và chỉnh sửa assignment, MAAS Assignment Service cung cấp dịch vụ hỗ trợ assignment, dissertation, online exam test. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và phần nào cải thiện GPA khi đối mặt với những vấn đề bài vở. Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của Maas Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?