Top 3 trường đại học đào tạo ngành Computer science tốt nhất tại Mỹ, bạn đã biết chưa?
Ngành Khoa học máy tính – Computer Science là ngành học cực HOT trong khối STEM với những ưu thế đặc biệt sau khi tốt nghiệp tại Mỹ. Đây cũng là ngành học được đánh giá là ngành mũi nhọn trong thời đại 4.0. Cùng MAAS Writing Service tìm hiểu xem top 3 trường đào tạo ngành học này tốt nhất tại Mỹ qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
>>>Môn Mental Health and Community có khó không? Mẹo pass môn hiệu quả
>>>Ngành Professional Communication tại Đại học RMIT có khó không? Làm thế nào để pass môn?
Bài viết này có gì
1. Computer science là gì?
Nói một cách tổng quát, Computer science (Khoa học máy tính) là nghiên cứu về công nghệ máy tính (cả phần cứng và phần mềm) và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…
Chương trình học Computer science gồm các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
2. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Computer science
2.1 Nhà phát triển web (Web Developer)
Coding và thiết kế sáng tạo cho website của công ty. Các trách nhiệm của một Web Developer bao gồm xây dựng website, thiết kế tất cả những thứ có hiển thị trên trang chủ, bố cục và tính năng của trang web.
Mức lương trung bình: $89,991/năm
2.3 Nhà phát triển phần mềm (Software Developer)
Bạn có thể trở thành nhà phát triển phần mềm sau khi tốt nghiệp Computer science. Chịu trách nhiệm thiết kế các ứng dụng máy tính hoặc di động. Công việc chính là tập trung vào việc tạo ra các ứng dụng, hệ thống cho người tiêu dùng. Điều này liên quan đến việc hiểu nhu cầu của người dùng, phát triển các giải pháp phần mềm, giám sát hiệu suất và chỉnh sửa các lỗi chương trình khi cần thiết.
Mức lương trung bình: $114,150/năm
2.4 Nhà Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)
Thiết kế, chăm sóc hệ thống thông tin tới người sử dụng. Tìm cách lưu trữ hiệu quả nhất nhằm đưa thông tin đến người dùng vào đúng thời điểm. Họ sẽ xác định nhu cầu của người sử dụng để thiết lập và đảm bảo hệ thông hoạt động thông suốt.
Mức lương trung bình: $94,922/năm
2.5 Kỹ sư phần cứng máy tính (Computer Hardware Engineer)
Computer science sẽ giúp bạn trở thành Kỹ sư phần cứng máy tính, các chuyên gia phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính.
Mức lương trung bình: $139,015/năm
2.6 Nhà phân tích, bảo mật thông tin (Information Security Analyst)
Chịu trách nhiệm quản trị và đảm bảo tính bảo mật cho cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Một chuyên viên phân tích bảo mật thông tin cần phải am hiểu nhiều khía cạnh về bảo mật và Internet trong hệ thống của tổ chức.
Mức lương trung bình: $94,782/năm
3. Vì sao nên du học Computer Science (Khoa học máy tính) tại Mỹ?
3.1 Mỹ là nơi tập trung các trường hàng đầu thế giới về Khoa học Máy tính
Khoa học Máy tính (Computer Science) là ngành học có mặt trên gần như toàn bộ tất cả các trường Đại học trên toàn nước Mỹ. Đây là một ngành phổ biến thuộc khối STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) nên bạn có thể dễ dàng tìm được một chương trình đào tạo tốt ở bất cứ đâu.
Chưa hết, trong top 10 trường đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới của bảng xếp hạng QS có tới trường ở Mỹ bao gồm MIT, Đại học Carnegie Mellon, Đại học Stanford, Đại học California ở Berkeley, Đại học Harvard. Những ngôi trường hàng đầu về khoa học công nghệ này không chỉ nổi tiếng về chất lượng đào tạo mà còn rất hào phóng với sinh viên quốc tế. MIT và Harvard là hai trường có chính sách xét tuyển chỉ dựa trên học sinh mà không dựa trên nhu cầu tài chính. Đại học Stanford và Carnegie Mellon đã nhiều năm trao học bổng toàn phần cho học sinh Việt Nam.
3.2 Cơ hội thực tập và làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu
Mỹ là quốc gia có thế mạnh về Khoa học Máy tính nên không có gì bất ngờ khi đây là điểm tập trung của những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, IBM, Dell, Amazon, Facebook, Google, v.v.
Ngoài chất lượng giảng dạy cao, chính phủ Mỹ còn tạo điều kiện tuyệt đối cho sinh viên thực tập (CPT) tại các công ty lớn với các trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh cơ hội được làm việc tại thung lũng Silicon, bạn có thể làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính tại Mỹ với tấm bằng được quốc tế công nhận.
3.3 Cơ hội ở lại Mỹ làm việc lâu dài hơn
Hơn thế nữa, nếu bạn có ý định làm việc lâu dài tại Mỹ thì ngành Khoa học máy tính là lựa chọn phù hợp bởi đây là ngành học thuộc khối STEM cho phép sinh viên tốt nghiệp được ở lại đến 3 năm để tìm việc làm, thay vì chỉ có 12 tháng nếu chọn học các ngành khác. Tuy nhiên cơ hội này không dành cho tất cả mọi người mà sẽ luôn có giới hạn nhất định. Khi thời hạn này kết thúc, nếu bạn may mắn tìm được công ty tài trợ visa diện H1-B thì thời gian bạn có thể ở lại Mỹ để làm việc sẽ nhiều hơn.
3.4 Mức lương hấp dẫn dành cho sinh viên mới tốt nghiệp
Theo cục thống kê lao động Mỹ, tỷ lệ việc làm trong ngành máy tính và Công nghệ thông tin được dự đoán sẽ tăng 13% từ năm 2016 đến năm 2026, cao hơn tất cả các ngành còn lại. Lương của sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng thường lên tới 6 con số.
4. Top 3 trường đào tạo Computer Science hàng đầu tại Mỹ
Danh sách Top 3 trường Đại học Mỹ hàng đầu về ngành Khoa học máy tính (Computer Science) theo bảng xếp hạng QS
Xếp hạng QS 2021 | Trường/ Viện | Học phí |
1 | Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Cambridge, USA | UG: 52.000-60.000 USD PG: 54.000-70.000 USD |
2 | Đại học Stanford Stanford, USA | UG / PG: 38.000-40.000 USD |
3 | Đại học Carnegie Mellon Pittsburgh, USA | UG: 57.000-60.000 USD PG: 45.000-50.000 USD |
Lưu ý: Mức học phí nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì mỗi trường đại học đều có những quy định về học phí nhất định nên mức học phí này có thể tăng lên theo từng năm học.
4.1 Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) (Cambridge, USA)
Viện Công Nghệ Massachusetts được thành lập vào năm 1861 và chính thức mở cửa vào năm 1865. Ngôi trường này mở ra đã đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học của rất nhiều nhà khoa học với các lĩnh vực nổi tiếng như: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật kinh tế…
Điều kiện đầu vào:
– Điểm GPA 4.17 trở lên
– Điểm SAT tối thiểu 1535 .
– Chuẩn bị tiểu luận ứng tuyển
Chứng chỉ Tiếng anh tại MIT yêu cầu: Mặt bằng chung các sinh viên cần có bằng IELTS từ 7.0 trở lên, TOEFL từ 90 trở lên.
4.2 Đại học Stanford (Stanford, USA)
Đại học Stanford hay Đại học Leland Stanford được sáng lập vào năm 1985 bởi Leland Stanford (California). Với diện tích 8.180 mẫu Anh. Là viện đại học tư thục thuộc khu vực thống kê Stanford, California (Hoa Kỳ). Stanford được biết đến với sức mạnh học tập luôn điều hướng phát triển toàn bộ cùng sự giàu có, gần gũi với Thung lũng Silicon được xếp hạng là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.
Điều kiện đầu vào
– Điểm GPA 3.75 trở lên
– Điểm SAT tối thiểu 1950.
– Cần chuẩn bị bài luận trình bày mong muốn học tập tại nhà trường.
Chứng chỉ Tiếng anh tại Stanford yêu cầu: Tương tự như Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology), Stanford yêu cầu: IELTS từ 7.0 trở lên, TOEFL từ 90 trở lên Ngoài ra, các loại chứng chỉ khác đều được như GMAT, GRE hay SAT.
4.3 Đại học Carnegie Mellon (Pittsburgh, USA)
Đại học Carnegie Mellon (Carnegie Mellon University CMU) là một trong những đại học năng động với hơn 114 năm hình thành và phát triển với nhiều thành tựu lớn. Trường hiện có nhiều cơ sở ở các quốc gia phát triển như: Úc, Silicon Valley, Rwanda và Qatar.
Điều kiện đầu vào
– Tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên
– GRE > 300 hoặc GMAT > 600
– IELTS 6.5
Dịch vụ về MAAS
MAAS Assignment Service – dịch vụ writing service hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ học thuật chuẩn academic như Online Test Service, Assignment Service, Essay Service, Dissertation Service,… Công ty của chúng tôi đã có hơn 7 năm kinh nghiệm với đội ngũ writer chuyên nghiệp – hơn 150 writer gồm 30% writer trình độ Ph.D. và 60% trình độ Master. Tính đến nay, MAAS đã hỗ trợ hơn 300,000 sinh viên và hoàn thành hơn 35,000 bài luận (Dissertation) với các chủ đề khác nhau cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới như UK, Úc, Mỹ, Canada,…
Kết
Qua bài viết trên, MAAS đã cung cấp cho bạn sơ bộ về ngành học Computer Science và các trường top đầu về đào tạo ngành này tại Mỹ. Hi vọng sẽ giúp được bạn trong việc tìm kiếm ngôi trường phù hợp với mình. Nếu có khó khăn hay thắc mắc khi viết Personal Statement hay Statement of Purpose để xin học bổng, hãy liên hệ ngay với MAAS để được tư vấn nhé. Chúc các bạn thành công!
Hiểu được những nỗi lo khi làm và chỉnh sửa assignment, MAAS Assignment Service cung cấp dịch vụ hỗ trợ assignment, dissertation, online exam test. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và phần nào cải thiện GPA khi đối mặt với những vấn đề bài vở. Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của Maas Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi.
Email: support@maas.vn
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
TikTok
https://www.tiktok.com/@maas.assignment.service
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?