Top 5 kỹ năng khi học ngành digital marketing cần biết
Chỉ sau vài năm bùng nổ, ngành digital marketing đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực marketing. Bên cạnh việc marketing offline, hiện nay, các doanh nghiệp, công ty đều đã mở rộng thêm mảng marketing online khi sự bùng nổ của internet ngày càng tăng cao. Hãy cùng MAAS tìm hiểu những kỹ năng cơ bản nào để trở thành một marketer chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
>>> Digital Marketing và những điều chưa biết
Bài viết này có gì
1. Cơ hội nghề nghiệp với ngành digital marketing
Thực tế cho thấy, digital marketing ngày càng quan trọng trong chiến lược quảng cáo của các công ty dù lớn hay nhỏ. Ngay cả các ngành từ xưa đến nay vốn dựa nhiều vào các kênh quảng cáo truyền thống cũng đã bắt đầu có sự chuyển dịch dần sang sân chơi digital.
Công việc của một digital marketer rất đa dạng, dàn trải từ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (liên quan đến Google, Bing, Yahoo…), đẩy website lên top đầu trang tìm kiếm, thiết kế giao diện website, viết nội dung blog cho đến tiến hành phân tích đối thủ, triển khai kênh email marketing, sản xuất video YouTube, TikTok…
Những năm gần đây, digital marketing luôn nằm trong danh sách ngành hot được đông đảo giới trẻ lựa chọn. Học ngành digital marketing, bạn trẻ có thể làm việc tại các công ty quảng cáo (advertising agency), cơ quan truyền thông (media agency), công ty nghiên cứu thị trường (market research agency)… ở các vị trí như:
-Copywriter;
-Nhân viên SEO;
-Nhân viên chạy quảng cáo Facebook Ads/ Google Ads;
-Nhân viên PR, video editor…
Bên cạnh đó, thế hệ Gen Z theo đuổi tư duy làm chủ từ rất trẻ, có xu hướng lựa chọn những công việc tự do, có giá trị thực chiến và dễ tạo hình ảnh thương hiệu cá nhân. Freelancer, bán hàng online, food blogger, beauty blogger, travel blogger… là những nghề dẫn đầu xu hướng và tất cả đều cần kỹ năng digital marketing cho công thức thành công.
2. Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng tiềm năng
Thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm là một kỹ năng thiết yếu trong ngành digital marketing. Dữ liệu được thu thập chủ yếu qua các công cụ tìm kiếm trên website, của bên thứ ba. Hoặc từ các sự kiện, chương trình khuyến mãi, minigames…
Mục đích của nguồn data này là tăng cơ hội bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Thông tin khách hàng tiềm năng cần bao gồm tên, email, công ty, sở thích sản phẩm, nhân khẩu học. Khi thông tin càng chi tiết, cơ hội bán đúng sản phẩm cho khách hàng của càng cao.
Tạo ra khách hàng tiềm năng đòi hỏi khả năng thực hiện nghiên cứu, phân tích và phân phối dữ liệu. Ngoài ra, ta phải hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp rõ ràng và nhanh nhẹn với việc thu thập.
Do nguồn data rất rộng, nên kỹ năng đọc số liệu, kiến thức sử dụng các công cụ theo dõi, quản lý biểu mẫu từ website và phương tiện truyền thông xã hội là chìa khóa để bạn sàng lọc, lựa chọn dữ liệu.
Dữ liệu trở nên vô ích nếu không biết cách phân tích để tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Ngành digital marketing theo dõi dữ liệu một cách chính xác, tìm ra kết quả thống kê của các chiến dịch tiếp thị đã thực hiện. Và sử dụng dữ liệu để cải thiện các chiến dịch tiếp theo.
3. Content Marketing trong ngành digital marketing
Content là toàn bộ nội dung có trên website bao gồm cả video, hình ảnh, text, infographic… Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online. Hãy tìm hiểu các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả và cách sử dụng. Chúng sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ.
SEO (Search engine optimization) và SEM (Search engine marketing) là hai chiến lược phổ biến trong ngành digital marketing. Có thể hiểu là chiến lược mà người marketer sẽ dùng keyword để tối ưu hóa sự tìm kiếm. Từ đó lôi kéo được khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Trong đó SEO là chiến thuật tìm kiếm miễn phí còn SEM là chiến thuật tìm kiếm tính phí. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO và SEM tại đây nhé.
4. Social media
Nếu bạn biết chạy xe không có nghĩa là bạn biết sửa xe. Tương tự vậy, bạn sử dụng Facebook, Twitter không biến bạn trở thành chuyên gia social media. Để khai thác hiệu quả digital marketing, trước tiên bạn phải hiểu rõ nền tảng mình sắp sử dụng. Tìm hiểu mọi tính năng và “ngôn ngữ” của mỗi nền tảng.
Không chỉ thế, bạn còn cần tìm hiểu đối tượng nào sử dụng mạng xã hội, cách họ sử dụng. Như vậy mới có thể làm chủ và xây dựng được hình ảnh tích cực trên social media.
Một người làm về digital marketing cần nắm rõ những hiểu biết về các kênh truyền thông trực tuyến.
Bao gồm:
-Chiến lược social media, lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu
-Nâng cao nhận thức về thương hiệu
-Quản lý nội dung, bao gồm nội dung website
-Tạo và tăng traffic
-SEO
-Xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng và bán hàng
-Tương tác hàng ngày với khách hàng
-Biến người theo dõi thành khách hàng.
5. Design Thinking
Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital marketing. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng, giúp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả.
Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.
6. Content – Viết cũng là một nghệ thuật trong ngành digital marketing
Trong digital marketing, mỗi từ bạn viết ra đều có sức mạnh đặc biệt. Email, bài viết trên blog, trên social media, website… là những việc thường nhật của mỗi một nhà digital marketing. Và chỉ có viết lách và viết với giọng mạch tự tin, súc tích, rõ ràng mới giúp bạn hoàn thành tốt đẹp những công việc này. Hãy tưởng tượng bạn giống như một nhà văn khi làm digital marketing. Thực tế, kĩ năng viết giúp ích cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ, quan trọng hơn bất kì kĩ năng nào khác
Kết
Ngành digital marketing là một trong những ngành “hot” tại Việt Nam và quốc tế. Học ngành này có thể khó khăn nhưng đã có MAAS Assignment Service đồng hành cùng bạn.
Và đừng quên, nếu bạn còn bối rối trong việc viết study plan, scholarship letter, proposal thì MAAS Assignment Service luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?