Những loại hình lừa đảo du học sinh và cách phòng tránh (Phần 1)
Hiện tại, có rất nhiều trò lừa đảo được nhắm vào du học sinh; khi họ là những người đang cố gắng tập làm quen với cuộc sống độc lập.
Việc du học mang lại rất nhiều lợi ích; và đi du học không có nghĩa là bạn sẽ trở thành mục tiêu lừa đảo. Nhưng việc phát hiện ra những mối nguy hiểm cũng như cách đề phòng chúng là việc rất cần thiết. Dưới đây, MAAS sẽ liệt kê những loại hình lừa đảo du học sinh phổ biến nhất và cách phòng tránh chúng nhé!
Có thể bạn chưa biết:
>>>Top 5 App giúp xây dựng thói quen tốt
>>>Một số điều cần lưu ý khi ra ngoài vào buổi tối ở Anh
Bài viết này có gì
1. VISA phone scam (Lừa đảo du học sinh thông qua VISA)
Đây là một trong những loại hình lừa đảo du học sinh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Sinh viên sẽ nhận được một cuộc điện thoại của một người tự xưng đến từ cơ quan nhập cư; cơ quan giáo dục; hay một số tổ chức hợp pháp khác. Và họ sẽ thông báo với sinh viên rằng đã có một số vấn đề với giầy tờ nhập cư; hay thị thực của sinh viên.
Từ đó, du học sinh sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và đồng thời phải nộp phạt; số tiền có thể dao động từ con số $1500 và hình thức nộp phạt thường thông qua Western Union hay Moneygram. Đồng thời, họ còn khẳng định nếu sinh viên không nộp phạt sẽ bị báo cáo và trục xuất. Bạn có thể tìm hiểu thêm về mô típ cuộc gọi lừa đảo tại đây.
Cách phòng tránh
Khi bạn nhận được cuộc gọi lừa đảo du học sinh thế này; hãy nhớ rằng điều đầu tiên là không được cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào. Tiếp theo, không xác nhận thông tin cá nhân mà đối phương cung cấp; và đặc biệt là KHÔNG thực hiện bất kỳ yêu cầu thanh toán nào. Bạn có thể gác máy ngay khi cảm thấy đó là cuộc gọi lừa đảo; đồng thời báo cáo sự việc càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ với cố vấn sinh viên quốc tế, người có thể báo cáo cuộc lừa đảo cho cảnh sát thay bạn.
Các du học sinh Châu Á thường là mục tiêu cho những kiểu lừa đảo như vậy. Theo ScamWatch của ACCC, vào năm 2019; chỉ riêng tại Úc, khoảng 900 vụ lừa đảo tương tự đều nhắm vào cộng đồng người Châu Á. Đặc biệt là người Trung Quốc, với tổng thiệt hại lên đến hơn 1,5 triệu USD.
Lưu ý:
Hãy nhớ rằng; các cơ quan xuất nhập cảnh sẽ KHÔNG BAO GIỜ liên lạc với du học sinh qua điện thoại để yêu cầu đóng phạt. Một dấu hiệu khác cho biết bạn đang bị lừa đảo; là khi họ yêu cầu thanh toán thông qua các dịch vụ như Western Union. Các tổ chức hợp pháp sẽ không bao giờ yêu cầu thanh toán theo cách này.
2. Lừa đảo thông qua nơi ở cho sinh viên
Đây cũng là một loại hình lừa đảo rất phổ biến khi chỗ ở là một nơi rất quan trọng đối với sinh viên. Có 2 loại lừa đảo về chỗ ở:
Lừa đảo thông qua quảng cáo
Đây là một trong những cách lừa đảo du học sinh thông qua việc cho thuê nhà rất phổ biến. “Chủ nhà” đăng bài cho thuê nhà thông qua những trang cho thuê nhà. Và khi sinh viên có nhu cầu muốn thuê, họ yêu cầu sinh viên phải gửi một khoản tiền để cọc nhà, đồng thời yêu cầu những bằng chứng đã cọc tiền. Khi du học sinh yêu cầu muốn được xem nhà; họ sẽ nói rằng do sức khỏe không tốt hay đang ở nước ngoài nên không thể đưa hình ảnh cho sinh viên được. ngay khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo sẽ ngừng mọi phương pháp liên lạc với sinh viên.
Những quảng cáo cho thuê nhà hầu hết đều được sao chép từ những công ty cho thuê nhà; vậy nên, những bài quảng cáo đều trông có vẻ hợp pháp. Những kẻ lừa đảo sẽ cung cấp địa chỉ, số phòng và số tiền cho thuê, nhưng chúng sẽ không cung câp bất cứ hình ảnh nào trên trang quảng cáo của chúng.
Lừa đảo thông qua việc cho thuê
Hành động lừa đảo du học sinh này cũng tương tự như lừa đảo thông qua quảng cáo, tuy nhiên; với hình thức này, kẻ lừa đảo sẽ thuê một căn nhà, và thông báo cho thuê như bình thường. Họ cũng sẽ dắt sinh viên xem nhà trong khi họ đang sống ở đó; và nếu như sinh viên thấy hứng thú với ngôi nhà, họ sẽ yêu cầu sinh viên đặt cọc và trả trước tiền thuê nhà. Nhưng ngay khi nhận được tiền, họ sẽ chuyển khỏi căn nhà, đồng thời cắt đứt liên lạc với sinh viên.
Lưu ý:
Hãy cảnh giác khi thấy những ngôi nhà với vị trí đẹp, có giá thuê rẻ hơn so với thị trường.
Hãy để ý xem bạn có được yêu cầu gửi tiền vào tài khoản ở nước ngoài hay không
KHÔNG BAO GIỜ đặt cọc tiền mà không xem nhà trước.
Tránh xa những quảng cáo trùng lặp/không hiển thị hình ảnh của chỗ ở
Kiểm tra các thông tin liên hệ như số điện thoại hay email. Và bạn nên cẩn thân với những bài cho thuê chỉ có thông tin email.
Để có thể thuê nhà uy tín, tránh giả mạo; du học sinh có thể yêu cầu văn phỏng quốc thế hay hội sinh viên của trường gợi ý cho bạn một chủ nhà hay công ty ho thuê uy tín.
Bạn có tham khảo thêm những hình thức lừa đảo thuê nhà thông qua link sau.
Kết
Vậy là đã hết phần 1 của “Những loại hình lừa đảo và cách phòng tránh mà du học sinh nên biết”. MAAS đã cung cấp cho các 2 loại hình lừa đảo mà du học dễ gặp nhất. Mong rằng sau khi đọc bài viết của chúng mình; các bạn sẽ trang bị cho mình được những kiến thức cần thiết cho bản thân trước khi du học nhé.
Nếu bạn gặp khó khăn khi làm Study Plan và chỉnh sửa Assignment; MAAS Assignment Service cung cấp dịch vụ hỗ trợ Assignment, Dissertation, Online Exam Test. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp; giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và phần nào cải thiện GPA khi đối mặt với những vấn đề bài vở. Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?