Blogs

Ngành thương mại điện tử (Ecommerce) – những thách thức đang gặp phải

Thời đại 4.0 đã nhường ngôi cho ngành thương mại điện tử (Ecommerce). Nó mang đến những thách thức cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý, những người chưa sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới hoặc những thay đổi khác trong hoạt động kinh doanh của họ.

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử muốn vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, họ sẽ cần phải đi trước để tạo ra lợi thế và thay đổi để hợp xu hướng hiện tại. Đó là lý do tại sao MAAS đã tổng hợp danh sách 12 thách thức hàng đầu mà team nghĩ rằng các nhà bán lẻ thương mại điện tử sẽ phải vượt qua để thành công.

>>>Tất cả những điều bạn cần biết về Big Data ở Việt Nam

>>>Digital Marketing và những điều chưa biết

1. Thương mại điện tử xuyên biên giới cần phải quản lý thông tin sản phẩm tốt hơn

Ecommerce trở thành một xu hướng mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc, nó là cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu khi hơn nửa phần trăm mọi người đều mua sắm thông qua internet tại các thị trường quốc tế.

Người mua sắm khi mua hàng muốn thông tin nội dung sản phẩm được cập nhật đầy đủ. Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ thương mại điện tử có quyền tạo, quản lý và sắp xếp thông tin sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương và tiếng lóng), các đơn vị tiền tệ, đơn vị đo lường khác nhau và các yếu tố độc đáo hơn tùy thuộc vào thị trường mà họ bán.

Khi nói đến việc giữu thông tin sản phẩm có sắp xếp và được cập nhật, sẽ không có cách nào để làm điều đó nếu không có phần mềm quản lý thông tin sản phẩm Product Information Management (PIM), một công cụ quan trọng sẽ giúp các nhà bán lẻ đáp ứng điều này.

2. Cá nhân hóa thông tin sẽ là cách thu hút khách hàng

Cá nhân hóa là phương thức truyền tải nội dung đến đối tượng thông qua việc phân tích dữ liệu, là sự tương tác với khách hàng.

Cá nhân hóa rất quan trọng, hãy tưởng tượng rằng bạn bạn bước vào một cửa hàng, nhân viên có thể nhận ra bạn và gọi tên bạn, tuy nhiên họ lại chẳng biết món đồ bạn mua tháng trước hay đồ bạn ưa chuộng. Trong khí đó thương mại điện tử Amazon sẽ ghi lại lịch sử mua hàng của bạn, từ đó gợi ý món đồ dựa vào lịch sử mua hàng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng muốn cá nhân hóa ngày càng cao, là việc kết hợp giữa những dữ liệu khổng lồ với thế giới thực, một thách thức lớn mà các nhà bán lẻ phải đối mặt là tìm ra cách tiếp tục tăng cường cá nhân hóa trên quy mô lớn.

3. Việc tìm thông tin sẽ càng phức tạp hơn

Đã qua rồi cái thời mà SEO chỉ có nghĩa là đưa một vài từ khóa vào đúng vị trí. Ngày nay, các thuật toán của Google phức tạp hơn rất nhiều. Họ cũng ưu tiên trải nghiệm người dùng, có nghĩa là các trang xếp hạng cao nhất là những trang hoạt động tốt nhất, không phải những trang được tối ưu hóa chỉ cho từ khóa.

Những thay đổi đó đã diễn ra trong một vài năm, nhưng vào năm 2020, tìm kiếm sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng phức tạp. Và điều đó bao gồm sự gia tăng rõ rệt các tìm kiếm bằng giọng nói, đòi hỏi một cách tiếp cận tối ưu hóa hoàn toàn khác.  Hơn một nửa dân số lượt tìm kiếm bằng giọng nói càng tăng cao trong năm 2020, vì vậy nếu bạn không nghĩ đến việc tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

4. Mua hàng trực tuyến trên mạng xã hội thành tiêu chuẩn mới trong thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử từ lâu đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng cáo và quảng bá sản phẩm của họ. Nhưng trong những năm gần đây, mua sắm xã hội đã phát triển để cho phép khách hàng mua hàng ngay trong các ứng dụng và trang web yêu thích của họ.

Điều này đã rút ngắn quá trình mua hàng và cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng, vì vậy các nhà bán lẻ sẽ muốn chuyển sang mua sắm trên mạng xã hội vào năm 2020. Các doanh nghiệp sáng tạo với quảng cáo có thể mua sắm và đăng bài trên càng nhiều nền tảng truyền thông xã hội càng tốt cạnh tranh trong năm nay. Và việc đẩy thông tin sản phẩm phù hợp lên mọi nền tảng xã hội có thể mua được sẽ yêu cầu một giải pháp Product information management tốt.

5. Augmented Reality sẽ trở nên phổ biến hơn 

Thị trường  AR đang phát triển nhanh chóng. Một số gã khổng lồ thương mại điện tử, như IKEA, Wayfair và LEGO, đã tận dụng những cách mà AR có thể giúp người mua sắm tốt hơn hình dung các giao dịch mua trực tuyến của họ trước khi họ nhấn “thêm vào giỏ hàng”.

AR là một khoản đầu tư đáng kể vẫn còn nằm ngoài tầm với của nhiều doanh nghiệp nhỏ, nhưng đây là năm có khả năng bắt đầu thay đổi. Khi AR trở thành một phần được mong đợi hơn trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến, các nhà bán lẻ sẽ phải tạo ra trải nghiệm AR để khách hàng của họ theo kịp.

Cố gắng tạo ra trải nghiệm AR mà không có Product information management tốt sẽ rất lãng phí thời gian của doanh nghiệp bạn. Dữ liệu được chứa trong PIM rất quan trọng để tạo ra trải nghiệm AR chính xác.

6. Thanh toán bằng ví điện tử đang dần loại bỏ những phương thức thanh toán truyền thống

Thế giới đang dần loại bỏ thanh toán bằng tiền mặt và thẻ, và đặc biệt là khi nói đến mua sắm trực tuyến, sử dụng các ví điện tử như Apple Pay, Google Pay, PayPal, UPI và Paytm. Nhưng nếu người mua hàng không thấy phương thức thanh toán thông minh ưa thích của họ khi thanh toán, họ có thể sẽ từ bỏ quy trình này.

Thách thức đối với các nhà bán lẻ là sự đa dạng của các nền tảng thanh toán bằng ví điện tử đã tồn tại và luôn cập nhật những nền tảng mới được thêm vào. Linh hoạt và có khả năng chấp nhận nhiều tùy chọn thanh toán kỹ thuật số là một chìa khóa để duy trì tính cạnh tranh vào năm 2020 – 2021.

7. Mua sắm trên điện thoại thông minh vẫn đang gia tăng

Đây không phải là thách thức mới, nhưng nó đang vươn lên một tầm cao mới. Năm nay, 70% tổng doanh số thương mại điện tử dự kiến ​​sẽ được thực hiện từ điện thoại thông minh khi người mua sắm không còn dùng máy tính và thực hiện ngày càng nhiều giao dịch mua trên máy tính bảng, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và các thiết bị di động khác.

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử đón đầu xu hướng này là những người: có trang web chất lượng cao, được tối ưu hóa trên thiết bị di động; họ biết cách phát triển ứng dụng. Cả hai tùy chọn này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn nhiều với Product information management tốt, điều này sẽ liên tục đẩy thông tin chính xác đến trang web, ứng dụng và các kênh khác của bạn.

8. Mô tả sản phẩm bằng văn bản đang trở nên lỗi thời

Người mua sắm trực tuyến vẫn muốn có càng nhiều thông tin sản phẩm càng tốt khi họ mua sắm và so sánh các sản phẩm với nhau. Nhưng trong những năm gần đây, họ không còn kiên nhẫn để đọc thông tin đó.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy 60% người mua sắm thích xem video về sản phẩm hơn là đọc mô tả về các tính năng và công dụng của sản phẩm đó. Đó là lý do tại sao, vào năm 2020, các nhà bán lẻ nên thêm video toàn diện vào các trang sản phẩm của họ, bao gồm cách sử dụng sản phẩm, lý do khách hàng cần sản phẩm và bất kỳ thông tin nào khác có thể liên quan đến khách hàng.

Và mặc dù phần lớn người mua sắm hiện nay thích mô tả video hơn mô tả bằng văn bản, nhưng không phải lúc nào cũng thay thế mô tả sản phẩm bằng văn bản bằng video. Các trang sản phẩm của bạn nên có cả hai, vì vậy khách hàng có thể truy cập nhiều thông tin sản phẩm nhất có thể ở bất kỳ định dạng nào họ thích.

9. Sự tin cậy và quyền riêng tư sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng

Mặc dù mua sắm trực tuyến là điều rất phổ biến hiện nay, nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào các cửa hàng online. Họ muốn biết rằng dữ liệu của họ được bảo mật và dữ liệu đó không được bán hoặc sử dụng cho bất kỳ điều gì bất chính.

Tuy nhiên không thật sự mất nhiều thời gian để tạo niềm tin cho người mua hàng. Khách hàng sẽ giao dữ liệu cá nhân của họ cho trang web mà họ tin tưởng và việc đạt được niềm tin của họ có thể dễ dàng như việc bạn có quyền bảo đảm đói với khách hàng.

10. Sự bùng nổ của Internet of Things 

Khi thương mại điện tử ngày càng thu hút được sự công nhận, khả năng ứng dụng Internet of Things (Mạng lưới thiết bị kết nối Internet) trong lĩnh vực này trở nên vô tận. Ứng dụng công nghệ IoT có thể nói vượt xa hẳn máy tính xách tay và điện thoại thông minh, nó sẽ hướng tới ô tô được kết nối, nhà thông minh, thiết bị đeo được kết nối, thành phố thông minh và chăm sóc sức khỏe. Về cơ bản là một cuộc sống kết nối. 

Ví dụ ứng dụng IoT cho phép các nhà bán lẻ tạo điều kiện trải nghiệm mua sắm toàn diện hơn cho người tiêu dùng của họ với mức độ cá nhân hóa cao hơn mang lại sự hài lòng của khách hàng và nâng cao mức độ tương tác của họ. IoT cũng cho phép tùy chỉnh các dịch vụ, sản phẩm và ưu đãi theo sở thích của khách hàng. Khi một lượng lớn thông tin được cung cấp cho các nhà tiếp thị về hành vi của người tiêu dùng, việc thu hút khách hàng và thậm chí tác động đến quyết định mua hàng của họ trở nên dễ dàng hơn.

11. Các nhà bán lẻ Direct to Customer (D2C) đang là mối lo ngại đối với các nhà bán lẻ truyền thống

Thời đại thương mại điện tử đã là sân chơi cho các  các công ty D2C. Nơi mà trước đây, các doanh nghiệp D2C phải dựa vào những thứ như danh mục và đặt hàng qua thư để bán sản phẩm của họ, thì giờ đây, họ có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng mà không qua trung gian.

Họ bỏ qua bước bán lẻ trong quy trình bán hàng, nên các doanh nghiệp D2C có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và thu lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn là bán lẻ truyền thống, bạn có nguy cơ bị đánh bại bởi các nhà sản xuất có thể gửi thẳng sản phẩm của họ đến các trang web thương mại điện tử.

>>>Thế nào là Quản lý dữ liệu sản phẩm và Quản lý thông tin sản phẩm, điểm khác biệt là gì?

>>>What Is Product Information Management (PIM) for eCommerce?

Tuy nhiên, không phải là không có cách nào cho các nhà bán lẻ truyền thống. Họ nên áp dụng Product Information Management (PIM) để có thể giảm thời gian tiếp thị tới 400% , giúp các nhà bán lẻ truyền thống cạnh tranh với người bán D2C.

Kết

Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đã phải đối mặt với những thách thức của ‘nỗi đau ngày càng lớn’; vượt ra khỏi giai đoạn khởi nghiệp của họ và cố gắng tối ưu hóa các cơ hội đi kèm với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp. Thương mại điện tử sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng kinh doanh, sự nhạy bén và khả năng duy trì đủ linh hoạt để thích ứng với một lĩnh vực kinh doanh không ngừng phát triển và đang phát triển.


Trong quá trình học tập nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ với MAAS Assignment Service để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé! Tại MAAS, chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Assignment, Dissertation, Coursework, Presentation, Scholarship, Online Test,… Liên hệ với MAAS ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.

Email: support@maas.vn

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

 

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

24X7 SUPPORT

Available

To Get The Best Price

Chat With Our Experts

Chat now

    IN A HURRY ?

    Get a call back

      Để lại thông tin để đội ngũ MAAS gửi tài liệu nhé !

      Order now
      Chat Now
      Call Back
      × How can I help you?