Blogs

Conceptual Framework là gì? Những thông tin quan trọng về khung khái niệm

Bạn chưa biết Conceptual Framework là gì? Bạn chưa nắm được mục tiêu và vai trò của Conceptual Framework? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và biết cách xây dựng Conceptual Framework in research.

>>> Bật mí 5 điểm khác nhau giữa giáo dục US và UK.

>>>Top 5 sai lầm thường mắc phải khi viết dissertation.

1. Conceptual Framework là gì? 

Nếu làm nghiên cứu, bạn cần biết “Conceptual Framework là gì?”

Nếu làm nghiên cứu, bạn cần biết “Conceptual Framework là gì?”

Conceptual Framework là gì? Conceptual Framework hay khung khái niệm là sản phẩm của sự suy luận hoặc kết luận dự kiến của nhà nghiên cứu. Theo đó, các khái niệm được đưa ra dựa trên một tổng quan tài liệu. Hơn nữa, nó được đưa ra khi bằng chứng vẫn chưa đầy đủ hoặc các lý thuyết còn chưa rõ ràng, thuyết phục. 

Nhìn chung, khung khái niệm là sự tổng hợp của các khái niệm liên kết với nhau. Qua đó, cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một hiện tượng. Trong quá trình nghiên cứu, Conceptual Framework giúp kết nối tất cả các khía cạnh. Từ xác định vấn đề, tạo mục tiêu, nghiên cứu tổng quan đến chọn dùng các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. 

Hiểu đơn giản, Conceptual Framework giúp minh họa mối quan hệ dự kiến giữa các biến. Nó xác định các mục tiêu liên quan cho quá trình nghiên cứu của bạn. Đồng thời, vạch ra cách chúng kết hợp với nhau để đưa ra một kết luận mạch lạc.

Về phạm vi ứng dụng, Conceptual Framework đang xuất hiện trong nhiều nghiên cứu. Đặc biệt, khi làm báo cáo tài chính quốc tế, kiểm toán viên buộc phải sử dụng Conceptual Framework.

2. Mục tiêu và vai trò của Conceptual Framework

Người quan tâm cần hiểu mục tiêu và vai trò của Conceptual Framework

Người quan tâm cần hiểu mục tiêu và vai trò của Conceptual Framework

Sinh viên, người cần viết research assignment nên biết Conceptual Framework là gì. Đặc biệt, bạn phải xác định được mục tiêu và vai trò của Conceptual Framework. Trong đó: 

Mục tiêu của khung khái niệm

Conceptual Framework được dùng như một tiêu chuẩn đánh giá và xác định các khái niệm cơ bản chung. Nhờ Conceptual Framework, bạn có thể xác định được khuôn khổ khái niệm. Có thể tìm ra các chuẩn mực và quy định để việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi hơn. 

Với người cần phát triển IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế), Conceptual Framework lại càng thêm quan trọng. Vì nó có thể giúp bạn tạo báo cáo một cách đầy đủ, đúng đắn. Bao gồm cả việc xử lý các giao dịch kế toán không có trong các chuẩn mực kế toán hiện nay.

Vai trò của khung khái niệm

Khung khái niệm được xem là trọng tâm của bất kỳ hệ thống, lĩnh vực nào. Vì nó luôn cung cấp các khái niệm và nguyên tắc chung nhất để làm cơ sở cho việc ban hành các chuẩn mực trong tương lai. Về vai trò, Conceptual Framework có 2 vai trò chính là: 

– Đưa ra khái niệm và nguyên tắc nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 

– Nêu rõ mục tiêu của nghiên cứu hoặc các báo cáo cụ thể như báo cáo tài chính.

3. Những khó khăn khi dùng Conceptual Framework

Conceptual Framework thường xuyên được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, khi ứng dụng, người làm nghiên cứu có thể gặp nhiều khó khăn như:

– Không biết đáp án của câu hỏi Conceptual Framework là gì. Chưa thực sự hiểu về định nghĩa, vai trò, ứng dụng của khung khái niệm.

– Không đánh giá đúng tầm quan trọng của Conceptual Framework với việc viết research assignment. Không dành đủ thời gian để xây dựng Conceptual Framework in research.

– Kỹ năng nghiên cứu kém, thiếu kiến thức chuyên sâu. Nếu thuộc nhóm này, bạn cũng khó có thể Developing Conceptual Framework.

Đây là những khó khăn chính khi dùng Conceptual Framework. Để tránh những khó khăn này, bạn cần hiểu về khung khái niệm. Bạn cũng cần học hỏi kinh nghiệm viết research assignment của các chuyên gia. Trường hợp thiếu thời gian hoặc không thể tự làm tốt, bạn nên liên hệ với MAAS. Đây là công ty đang quy tụ nhiều chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm viết research assignment. Họ có thể giúp bạn tạo bài nghiên cứu chất lượng, bất kể bạn có hiểu về Conceptual Framework hay không.

4. MAAS – Giải pháp để viết Research Assignment chất lượng

Conceptual Framework được xem như hệ thống mục tiêu và cơ sở nền tảng. Chúng có liên quan chặt chẽ với nhau để hướng tới chuẩn mực ổn định và giới hạn rõ ràng. Do đó, chúng giúp ích rất nhiều cho việc viết research assignment

Nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng Conceptual Framework in research. Với sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, việc xây dựng Conceptual Framework càng thêm khó khăn. Thậm chí, dù đã bỏ nhiều thời gian, công sức, bạn vẫn không tạo được khung khái niệm phù hợp.

Hơn nữa, các bài research assignment luôn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Nếu không làm tốt, bạn sẽ bị điểm kém. Thậm chí, có thể phải làm lại bài research assignment, phải học lại môn. Do đó, nếu không thể làm tốt, bạn nên liên hệ với các đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp. Đặc biệt là những công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc viết research assignment theo yêu cầu như MAAS. 

Tại đây, bạn có thể chọn chuyên gia mà bản thân tin tưởng. Có thể đưa ra yêu cầu của bạn với bài nghiên cứu cần viết. Căn cứ vào yêu cầu của bạn, các chuyên gia của MAAS sẽ giúp bạn viết research assignment để đạt điểm cao.

ordernow

5. Cách xây dựng Conceptual Framework in research

Khi dùng dịch vụ của MAAS, bạn có thể nhanh chóng viết research assignment chất lượng. Hơn nữa, bạn sẽ có research assignment tốt dù không biết cách xây dựng Conceptual Framework. Nhưng nếu muốn tự viết research assignment, bạn phải hiểu Conceptual Framework là gì. Bạn cũng cần biết các cách xây dựng Conceptual Framework in research hiệu quả như:

a. Chọn câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu, khung khái niệm thể hiện mối quan hệ mà bạn muốn nhìn thấy giữa các biến của mình. Nó cũng cho thấy các đặc điểm hoặc thuộc tính mà bạn muốn nghiên cứu. 

Về cách xây dựng khung khái niệm, bạn có thể phát triển dựa trên đánh giá tài liệu và các nghiên cứu hiện có về chủ đề. Nhưng trước tiên, bạn cần chọn câu hỏi cho nghiên cứu. Hãy xác định chính xác những gì bạn muốn tìm hiểu. Hãy tạo cho quá trình nghiên cứu của bạn một tiêu điểm rõ ràng. Căn cứ vào đó, bạn sẽ có phương hướng để xây dựng khung khái niệm chuẩn xác hơn.

b. Chọn biến độc lập và biến phụ thuộc

Như đã chia sẻ ở trên, Conceptual Framework thể hiện mối quan hệ mà bạn muốn nhìn thấy giữa các biến. Vì vậy, để xây dựng Conceptual Framework in research, bạn phải xác định ít nhất hai biến chính (có thể có nhiều biến hơn phụ thuộc vào từng đề tài nghiên cứu). Đó là biến độc lập và biến phụ thuộc. Hơn nữa, hãy chú ý, 2 biến này thường có mối quan hệ nhân quả với nhau. Ví dụ, các biến độc lập sẽ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc….

c. Hình dung mối quan hệ nhân quả trong nghiên cứu

Khi đã có câu hỏi nghiên cứu và các biến số của mình, bạn có thể Developing Conceptual Framework. Hãy thiết kế bằng cách hình dung mối quan hệ nhân quả dự kiến. Trường hợp muốn trực quan hóa việc hình dung, hãy đưa mỗi biến vào một hộp. Sau đó, dùng mũi tên để biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa các hộp. Ví dụ, mũi tên sẽ đi từ hộp chứa biến độc lập (nguyên nhân) và trỏ đến hộp chứa biến phụ thuộc (kết quả).

d. Xác định các biến ảnh hưởng khác

Biến độc lập và biến phụ thuộc là nhân tố chính trong quá trình xây dựng Conceptual Framework in research. Nhưng đây chưa phải là tất cả những gì nhà nghiên cứu cần quan tâm. Bởi nếu chịu khó tham khảo các Conceptual Framework example, bạn sẽ biết ngoài biến độc lập và biến phụ thuộc còn nhiều biến khác có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ nhân quả trong quá trình nghiên cứu. Trong đó, phổ biến nhất là biến kiểm duyệt, biến trung gian và biến kiểm soát. Cụ thể: 

– Biến kiểm duyệt

Biến kiểm duyệt/ biến điều chỉnh/ biến điều tiết làm thay đổi tác động của biến độc lập với biến phụ thuộc. Hiểu đơn giản, nó làm thay đổi thành phần hiệu quả của mối quan hệ nhân quả. 

Ví dụ, nếu đang nghiên cứu xem những sinh viên học nhiều giờ hơn có đạt điểm cao hơn hay không. Bạn sẽ có biến độc lập là số giờ học và biến phụ thuộc là điểm thi. Nhưng mối quan hệ giữa 2 biến này có thể bị ảnh hưởng bởi biến điều chỉnh là IQ. Nghĩa là mức IQ của sinh viên có thể thay đổi tác động của biến số giờ học với điểm thi.

– Biến trung gian

Đây cũng là vấn đề mà người Developing Conceptual Framework cần xem xét. Theo đó, các biến trung gian thường liên kết biến độc lập với biến phụ thuộc. Nó giúp giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa hai nhóm biển số này. Ví dụ, trong nghiên cứu về tác động của số giờ học với điểm số, biến trung gian sẽ là số bài tập thực hành đã hoàn thành. Trong đó, số giờ học ảnh hưởng đến số lượng bài tập thực hành bạn đã làm. Qua đó, ảnh hưởng đến điểm thi.

– Biến kiểm soát

Người Developing Conceptual Framework cần tính đến biến kiểm soát hay biến điều khiển. Đây là những biến cần được giữ cố định để chúng không can thiệp vào kết quả. Mặc dù bạn không quan tâm đến việc đo lường chúng cho nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn phải nhận thức càng nhiều biến kiểm soát càng tốt. 

Ví dụ, vẫn trong nghiên cứu về số giờ học và điểm thi, sinh viên có thể bị điểm thấp nếu thi khi bị ốm. Tuy nhiên, nghiên cứu có thể không quan tâm đến việc đo lường tình trạng sức khỏe của sinh viên. Lúc này, sức khỏe sẽ thuộc phạm trù của biến kiểm soát. Nó vẫn ảnh hưởng đến kết quả nhưng không được nghiên cứu. 

Để hiểu hơn về các biến kiểm soát, bạn có thể tìm và đọc các Conceptual Framework example khác. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình Developing Conceptual Framework.

Email: support@maasedu.com

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

Instagram:

Twitter:

TikTok

Google Map:

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

24X7 SUPPORT

Available

To Get The Best Price

Chat With Our Experts

Chat now

    IN A HURRY ?

    Get a call back

      Để lại thông tin để đội ngũ MAAS gửi tài liệu nhé !

      Order now
      Chat Now
      Call Back
      × How can I help you?