Blogs

Bật mí top 5 điều thú vị về ngành Pharmacy tại Mỹ

Xứ sở cờ hoa – địa điểm du học chưa bao giờ hết “hot” đối với học sinh và cả phụ huynh. Dù rằng Mỹ là quốc gia có chi phí đắt đỏ, nhưng vẫn thu hút được lượng lớn các du học sinh quốc tế mỗi năm. Nếu bạn còn băn khoăn về việc du học ngành Pharmacy ở Mỹ, hãy xem ngay bài viết này để tìm thấy hướng đi cho mình!

Xem thêm

>>> Du học Mỹ ngành Computer Science: ngành học xu thế trong kỉ nguyên số 4.0

>>> Nhóm ngành STEM tại Mỹ: Những điều bạn chưa biết?

1. Ngành Pharmacy là gì?

Du học Mỹ ngành Pharmacy - Tấm bằng vững chắc cho tương lai

Ngành Pharmacy là một ngành nghề thuộc lĩnh vực Y học, với chuyên môn bao gồm Hóa học, Sinh học, Giải phẫu học và các môn khoa học sinh học khác. Với danh sách các môn học “khủng” như vậy, không lạ gì khi ngành Pharmacy chỉ nhận những ứng viên xuất sắc nhất vào học.

Người ta thường có quan niệm sai lầm về con đường sự nghiệp sau khi học Pharmacy. Ngoài bán thuốc (thực ra đây là một nghề rất có tiền đồ vì ở Mỹ chỉ có Pharmacist mới được phép bán thuốc, còn bác sĩ thì không), ngành Pharmacy còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức để trở thành nhà bào chế dược, giảng viên đại học ngành Pharmacy, nhà nghiên cứu Pharmacy, nhà nghiên cứu phát triển Pharmacy, viết sách Pharmacy, làm việc ở các cơ quan hoặc khoa chất độc/ độc tố.

2. Các đặc điểm của sinh viên thích hợp với ngành Pharmacy

Trước hết hãy nhìn tổng thể, bạn có phải là người phù hợp với ngành Pharmacy hay không. Có một số yếu tố bạn cần nếu muốn theo đuổi ngành học này:

– Yêu thích việc giúp đỡ người khác, đặc biệt là giúp mọi người vượt qua bệnh tật.

– Yêu thích các môn khoa học nói chung, có thể đặc biệt là thích dược phẩm và quá trình nghiên cứu, phát triển để đạt được tác dụng của chúng.

– Có khả năng phân tích (analytical) và giải quyết vấn đề (problem-solving) thấu đáo.

Có thể vì những điều trên mà những người làm khoa học nói chung và Pharmacist nói riêng bị cho là hơi khô khan và cứng nhắc. Thật ra nếu bạn không thuộc tuýp người có tư duy logic, yêu thích sự nghiên cứu và đặc biệt kỷ luật thì sẽ khó hợp với ngành Pharmacy, bởi công việc này rất cần sự tỉ mỉ cẩn thận và phân tích mọi thứ thật chính xác, đảm bảo an toàn trong mọi việc.

3. Tại sao nên du học ngành Pharmacy tại Mỹ?

a. Ngành công nghiệp dược phẩm đang phát triển là không phải hứng chịu những thăng trầm của nền kinh tế

Doanh thu ngành dược phẩm trên toàn thế giới đã cho thấy sự tăng trưởng tuyệt vời trong nhiều năm, ngay cả trong thời kỳ tài chính khó khăn cho các ngành công nghiệp khác, sức khỏe con người là vấn đề luôn luôn được quan tâm và chú trọng.

b. Mức lương cao

Vì đặc thù công việc có những đòi hỏi khắt khe cùng quá trình học tập đầy thử thách nên nhân lực trong ngành Pharmacy luôn có được mức lương cao so với mặt bằng chung.Khi đi làm, lương của Pharmacist tại Hoa Kỳ khởi đầu khoảng 75,000 – 95,000USD/năm, sau đó lương có thể tăng từ 100,000 – 150,000 USD/năm.

4. Điều kiện du học ngành Pharmacy tại Mỹ là gì?

Để được du học ngành Pharmacy ở Mỹ, các bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: 

– Sinh viên phải hoàn thành chương trình Cử nhân Khoa học với điểm số GPS 3.8 đến 4.0.

– Sinh viên phải có giấy đánh giá kết quả hoạt động, thực tập và thư giới thiệu từ những tổ chức có uy tín về các hoạt động, phong trào mang tính xã hội, cộng đồng và y tế.

– Tham gia các chương trình nghiên cứu có liên quan đến ngành Pharmacy trước khi nộp đơn xét tuyển đi du học ngành Pharmacy ở Mỹ.

– Chuẩn bị đầy đủ giấy giới thiệu từ các giáo sư, giảng viên tại các trường đại học mà bạn đã theo học. Giấy giới thiệu sẽ rất có giá trị và nâng cao tỷ lệ thành công trong việc xét duyệt visa du học cho bạn.

Điều kiện của ngành Pharmacy luôn cao, bạn cần phải chuẩn bị mọi thứ từ sớm để tiết kiệm thời gian, đặc biệt là các hồ sơ thành tích cần thiết.

5. Cơ hội việc làm của ngành Pharmacy tại Mỹ

Ngành Pharmacy ở Mỹ phổ biến ở 3 lối đi: Retail Pharmacy (đứng kiểm toa ở nhà thuốc), Clinical Pharmacy (dược lâm sàng, làm trong bệnh viện) và Industry Pharmacy (làm trong công ty dược như mình).

a. Retail Pharmacy (Bán thuốc Tây)

Luật pháp ở Mỹ bắt buộc mỗi nhà thuốc phải luôn có sự hiện diện của Pharmacist. Bệnh nhân ở đây không có tự động cầm toa đi mua thuốc tràn lan như ở Việt Nam. Pharmacist có trách nhiệm quản lý dược tá, kiểm tra xem toa thuốc liều có phù hợp với bệnh nhân hay không (không quá thấp cũng không quá cao), xem xét các bệnh khác của bệnh nhân để đảm bảo là thuốc cho bệnh này không ảnh hưởng đến bệnh kia, và các thuốc không tương tác với nhau.

– Mặt tốt: Khởi điểm lương cao, công việc khá dễ tìm, về nhà là hết việc.

– Mặt không tốt: Phải đứng suốt ngày  8 – 10 tiếng, phải nghe bệnh nhân cằn nhằn chửi bới, thậm chí bị cướp vào dí súng đòi thuốc (đây là trường hợp khá hiếm nhưng không phải không có), làm ca nhiều giờ, đôi khi phải đi làm cuối tuần.

b. Clinical Pharmacy (Làm tại bệnh viện)

Pharmacist lâm sàng này làm trong bệnh viện. Khi bác sĩ đi thăm bệnh nhân buổi sáng đa số có Pharmacist đi theo. Như đã nói ở trên là Pharmacist luôn luôn phải kiểm tra xem thuốc có đúng liều đúng bệnh và bệnh nhân có tiến triển tốt hay không. Muốn đi theo hướng này thì sau khi tốt nghiệp, Pharmacist phải làm thêm 1 năm trong bệnh viện (post-graduate year 1 hay PGY1). Và nếu muốn chuyên khoa về tim mạch, mổ, bệnh nhi, bệnh người già,… thì phải làm thêm năm thứ 2 (post-graduate year 2 hay PGY2).

– Mặt tốt: Được làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Nhiều người rất thích được chăm sóc bệnh nhân mỗi ngày. Được làm việc song song với bác sĩ, dạy cho sinh viên dược đến thực tập trong bệnh viện, có cơ hội làm nghiên cứu và được xuất bản trong các báo khoa học.

– Mặt không tốt: Sau 5, 10, 20 năm thì công việc không thay đổi nhiều, có thể thấy nhàm chán, phải trực đêm và trực cuối tuần.

c. Industry pharmacy (Nghiên cứu Dược phẩm tại các hãng Bào chế dược)

Pharmacist đi làm trong công ty. Thường là đã vào công ty, Pharmacist có thể làm trong nhiều bộ phận khác nhau. Sales representative (Trình dược viên), marketing, quản lý các cuộc thí nghiệm thuốc lâm sàng,… Ở Việt Nam thì Pharmacist đa số làm trình dược viên hoặc marketing cho các công ty dược quốc tế, lương khá. Ở Mỹ thì Pharmacist ít đi làm trình dược viên hơn vì ở đây tốt nghiệp ngành gì cũng có thể được đào tạo trở thành trình dược viên, không cần phải là Pharmacist.

– Mặt tốt: Giờ giấc tự do hơn vì không làm theo ca, đôi khi có thể làm việc ở nhà. Cơ hội thăng tiến hay thay đổi công việc sang bộ phận khác dễ dàng hơn.

– Mặt không tốt: Lương khởi điểm có thể thấp hơn so với clinical và retail, đôi khi phải đi công tác nhiều, gặp gỡ nhiều bác sĩ và đối tác phải ăn uống xã giao.

Trong mỗi trường hợp, Pharmacist phải thường trú thực tập khoảng 1500 giờ nhưng không bắt buộc phải ở hẳn trong bệnh viện hay các tiệm thuốc Tây, tức là chỉ cần đi làm cho các nơi đó về ngành Pharmacy khoảng 10 tháng rồi phải thi chứng chỉ hành nghề Pharmacy. Tại Mỹ, Bác sĩ không bao giờ được phép bán thuốc. Những loại thuốc đặc trị kể cả thuốc trị bệnh thông thường cũng đòi hỏi một cách tuyệt đối toa thuốc của Bác sĩ trước khi Pharmacist bán thuốc cho bệnh nhân.

6. Chương trình học ngành Pharmacy tại Mỹ

Như bạn cũng biết, ngành Pharmacy là một nhánh thuộc nhóm ngành Y khoa, là ngành học nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe con người. Do đó, ngành học này có yêu cầu rất cao và áp lực của công việc cũng rất lớn. Chưa kể Mỹ lại là quốc gia phát triển, yêu cầu về trình độ đầu vào của ngành Pharmacy lại càng cao hơn yêu cầu tại Việt Nam rất nhiều, khiến việc du học ngành Pharmacy ở đây cũng trở nên khó hơn. 

Chính vì đặc thù của ngành nghề liên quan đến sức khoẻ con người, nên chương trình đào tạo tại Mỹ không có Cử nhân ngành Pharmacy. Du học sinh muốn học ngành Pharmacy cần phải học chương trình Tiến sĩ Dược (Doctor of Pharmacy).

Để học chương trình Doctor of Pharmacy, bạn cần phải học qua chương trình Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) trong vòng 4 năm, trong đó 2 năm học Dự bị Dược (Pre-Pharmacy). Sau 4 năm, nếu bạn có bằng Cử nhân khoa học với điểm gần như tuyệt đối, bạn sẽ tiếp tục trải qua các bài kiểm tra đầu vào trường Dược (Pharmacy College Admission Test – PCAT) để có cơ hội học Doctor of Pharmacy.

Chương trình Doctor of Pharmacy

Chương trình Doctor of Pharmacy tại Mỹ đào tạo chi tiết cả về chuyên môn và các kỹ năng mềm như lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý,…nhằm giúp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ vững vàng cả về kỹ năng, kiến thức chuyên ngành và chăm sóc bệnh nhân hiệu quả.

Trong quá trình đào tạo, các sinh viên phải tham gia rất nhiều kì thực tập ở bệnh viện, nhà thuốc, viện dưỡng lão,… và được đào tạo bài bản về nhiều kĩ năng và lĩnh vực chuyên ngành của  ngành Pharmacy và y học. Ngoài ra, các khóa học về luật lệ y tế của liên bang và tiểu bang cũng là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo.

Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ học các môn đại cương căn bản và thực tập tại các cơ sở y tế gần trường. Trong năm 2 và 3, sinh viên sẽ học các môn nâng cao và chuyên ngành cũng như tích cực tham gia các hoạt động y tế cộng đồng.

Riêng năm thứ 4 chú trọng vào việc hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Do đó, các sinh viên năm 4 sẽ chỉ tập trung hoàn thành khoảng 6 – 7 kì thực tập tại các cơ sở y tế trong khắp tiểu bang. Mỗi kỳ thực tập kéo dài khoảng 6 tuần và giúp cung cấp cho sinh viên nhiều kinh nghiệm thực tế và trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng để phục vụ bệnh nhân.

Trong quá trình thực tập, mỗi sinh viên sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn bởi 1 Pharmacist hoặc một nhóm Pharmacist. Sinh viên còn có cơ hội hợp tác và làm việc với các đội ngũ bác sĩ và y tá nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tiếp thu kinh nghiệm. Các sinh viên thích nghiên cứu có thể chọn các kỳ thực tập tại các phòng thí nghiệm hoặc công ty dược.

Chương trình học tại Mỹ được thiết lập rất chặt chẽ, luôn đổi mới để phù hợp với mọi thay đổi trong cuộc sống, bắt kịp các phát minh mới của ngành Pharmacy. Bạn sẽ không phải lo về việc kiến thức của mình bị lạc hậu hay không thể ứng dụng sau khi ra trường.

7. Trường giảng dạy ngành Pharmacy hàng đầu tại Mỹ

a. The University of Kansas

Đại học Kansas tọa lạc ngay trung tâm thành phố Lawrence, bang Kansas, thành phố yên bình và xinh đẹp nhưng cũng không kém phần năng động với nhiều hoạt động sinh hoạt vui chơi, giải trí và thương mại phong phú, đa dạng. Lawrence được bình chọn là 1 trong 10 thành phố tốt và lý tưởng nhất ở Mỹ cho việc học đại học. Từ Lawrence, bạn chỉ mất 45p lái xe để đến trung tâm thành phố Kansas City và 60p đế đến sân bay quốc tế Kansas City.

Được thành lập từ 1865, University of Kansas (KU) là trường đại học công lập có thứ hạng cao nhất và trường lớn nhất ở tiểu bang Kansas.

The University of Kansas xếp thứ 130 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất Mỹ (theo U.S News & World Report 2020). Trường cũng nằm trong TOP 100 trường đại học công cập tốt nhất tại quốc gia này.

Ngoài thứ hạng tổng, KU còn có nhiều ngành/ nhóm ngành xếp hạng cao. Trong đó, ngành Pharmacy được xếp thứ #21 trên toàn nước Mỹ, thuộc top 25 trường đào tạo ngành Pharmacy tốt nhất Mỹ.

The University of Kansas thuộc nhóm trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ. Chương trình học ngành Pharmacy tại KU được xây dựng gắn liền học tập và nghiên cứu, phù hợp với sinh viên muốn học ngành Pharmacy tại Mỹ. KU cung cấp nhiều cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cũng như bệnh viện, cơ sở y tế riêng để sinh viên có điều kiện cọ xát với thực tế. 

Thành tích ngành Pharmacy của KU

Chất lượng đào tạo ngành Pharmacy tại KU đã được khẳng định qua những con số:

– 100% lớp Pharmacy của KU năm 2018 đã đỗ trong Kỳ thi Cấp phép Pharmacist Bắc Mỹ (NAPLEX).

– 96% sinh viên ngành Pharmacy năm 2018 cho biết sẽ chọn lại KU một lần nữa.

– Trường Pharmacy KU đứng thứ tư về tài trợ của Học viện Y tế Quốc gia.

– Hơn 95% sinh viên ngành Pharmacy năm 2018 đã được tuyển dụng hoặc được chấp nhận vào các chương trình nội trú, chuyên khoa hoặc chương trình sau đại học sau khi tốt nghiệp.

– Các tổ chức sinh viên và luân phiên lâm sàng cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội để khám phá cơ hội nghề nghiệp

Điều kiện đầu vào

– Tốt nghiệp THPT

– Điểm trung bình cuối năm lớp 12 từ 6.25 trở lên.

– Nếu ĐTB lớp 12 < 6.0 thì ĐTB của 3 năm lớp 10, 11 và 12 phải từ 6.25 trở lên. Nhưng đối với trường hợp này thì phải scan và email học bạ 3 năm học cấp 3 (dịch tiếng Anh không cần công chứng) cho đại diện trường ở Việt Nam để xét tuyển và sẽ trả lời kết quả trong vòng từ 2-3 ngày làm việc.

– Tiếng Anh: IELTS 5.5 hoặc TOEFL IBT 68 hoặc Pearson Versant Test 50.

Chi phí học tập

Hiện nay Đại học Kansas có mức học phí khá dễ chịu so với danh tiếng và thế mạnh trường.  

– Học phí: 29,500USD/năm(30 – 34 tín chỉ, tùy theo ngành học)

– Ký túc xá và Tiền ăn: 10,000 USD đến 15,000 USD(tùy lựa chọn về phòng ở)

Nếu sinh viên không đủ điều kiện đầu vào Anh văn có thể theo học các chương trình tiếng Anh tùy theo trình độ của sinh viên với mức học phí như sau:

– 6,500 USD/1 kỳ 8 tuần

– 13,000 USD/1 kỳ 16 tuần

b. The University of Illinois at Chicago (UIC)

The University of Illinois at Chicago (UIC) nằm gần trung tâm tài chính của Chicago. Đây cũng đồng thời là khu đô thị Y khoa lớn nhất nước Mỹ. UIC được thành lập năm 1965. Đây là trường đại học công lập nghiên cứu chuyên sâu lớn nhất và toàn diện nhất bang Illinois.

UIC là trường đại học có quy mô lớn nhất Chicago với khoảng 33,000 sinh viên theo học tại 15 khóa. Trường cũng là nơi đặt trụ sở của một trong những trường Y lớn nhất Mỹ với chi phí nghiên cứu lên đến 335 triệu USD, mang lại cho sinh viên nhiều lợi thế khi tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc và những trải nghiệm thực tế của ngành Pharmacy.

UIC xếp hạng 132 tại Mỹ (theo U.S News & World Report). Trường cũng có nhiều ngành đào tạo xếp hạng cao. Trong đó, ngành Pharmacy của trường xếp hạng #6 toàn nước Mỹ.

Điều kiện đầu vào

– Chương trình tiếng Anh dự bị: IELTS tối thiểu 5.0 

– Chương trình cử nhân: GPA tối thiểu 2.5 – 3.0, IELTS tối thiểu 6.5

– Chương trình thạc sỹ: IELTS tối thiểu 6.5 

Chi phí học tập

– Học phí: $31,000 (ước tính dựa trên chương trình IAP/direct)

– Chi phí sinh hoạt: chỉ từ $15,000/năm

– Học bổng: lên tới $32.000 cho 4 năm.

c. Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences

Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences (MCPHS) là trường đại học hàng đầu thế giới về giáo dục chăm sóc sức khỏe trong vòng 200 năm qua.

MCPHS là lựa chọn hàng đầu dành cho sinh viên muốn học ngành Pharmacy tại Mỹ. Trường năm ở trung tâm của Khu Y tế Longwood. Tại đây có các bệnh viên, trung tâm nghiên cứu và công ty dược phẩm nổi tiếng thế giới. Điều này góp phần tạo nhiều cơ hội cho sinh viên ngành Pharmacy tại MCPHS.

Trường cam kết cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết vững chắc. Đồng thời còn mang đến cơ hội được trực tiếp thực hành dưới môi trường làm việc như những Pharmacist thực thụ.

Điều kiện đầu vào

Cử nhân

– Tốt nghiệp THPT

– TOEFL iBT 79/ IELTS 6.5

Thạc sĩ (tùy theo yêu cầu từng ngành)

– GPA 3.0/4/0

– TOEFL 90/ IELTS 6.5

Chi phí học tập

– Học phí: Khoảng từ $30,000 – $45,000/năm

– Chi phí sinh hoạt: Khoảng $16,000/năm

– Học bổng: $7,000 – $14,000/năm

Kết

Mỗi ngành học đều có những khó khăn riêng tuỳ theo đặc thù chuyên môn. Đối với ngành Pharmacy, ngành liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người, cần có yêu cầu cao đồng thời áp lực công việc rất lớn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thực sự yêu thích và đam mê thì những khó khăn này không thể cản bước bạn được.


Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Nếu như bạn còn bối rối trong việc viết study plan, scholarship letter, proposal thì MAAS Assignment Service luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn .Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.

Email: support@maas.vn

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

24X7 SUPPORT

Available

To Get The Best Price

Chat With Our Experts

Chat now

    IN A HURRY ?

    Get a call back

      Để lại thông tin để đội ngũ MAAS gửi tài liệu nhé !

      Order now
      Chat Now
      Call Back
      × How can I help you?