Blogs

Bật mí tất tần tật về sự khác nhau giữa ngành Logistic và Supply Chain

Nhiều người đang nhầm lẫn giữa ngành Logistic và Supply Chain. Vậy ngành Logistic là gì? Ngành Supply Chain là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho những người học ngành Logistic và Supply Chain ra sao? Hãy cùng MAAS – đơn vị cung cấp Online Assignment Services hàng đầu tại Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm

>>> Du học Anh Ngành Forensic Science – Bước tiến vĩ đại của ngành hình sự

>>> Du học Mỹ ngành Anthropology – Ngành học nghiên cứu về con người

1. Đặc điểm của ngành Logistic và Supply Chain 

Trong thời gian gần đây, ngành Logistic và Supply Chain đang vươn lên trở thành những ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn. Tuy nhiên, còn khá nhiều người băn khoăn không biết ngành Logistic là gì?; ngành Supply Chain là gì?; hai ngành học này có sự khác biệt như thế nào…. Để làm rõ những vấn đề này, trước tiên bạn cần hiểu về đặc điểm cơ bản của ngành Logistic và Supply Chain. Cụ thể:

a. Ngành Logistic là gì?

Ngành Logistic và Supply Chain

Logistic là quá trình chuyển động của hàng hóa trong một công ty, doanh nghiệp

Ngành Logistic là quá trình chuyển động của hàng hóa, dịch vụ, thông tin và thậm chí là tài chính trong một công ty, doanh nghiệp. Nó được phát triển để cung cấp cho khách hàng “đúng” sản phẩm với “đúng” chất lượng tại “đúng” thời điểm mà họ cần.

Nhìn chung, ngành học này giúp sinh viên hiểu về con đường vận hành của nguyên liệu, vốn trong một tổ chức nhất định (single organization). Từ việc tìm nguồn cung cấp (thu mua), vận chuyển, đưa vào xưởng sản xuất, quản lý hàng tồn kho đến đưa sản phẩm đến tay nhà phân phối, đại lý hay người tiêu dùng. 

b. Ngành Supply Chain là gì?

Nếu ngành Logistic đưa sinh viên tìm hiểu sâu về quy trình vận hành của một công ty, một tổ chức thì ngành Supply Chain lại giúp sinh viên hiểu về mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty trong một nhóm ngành, một lĩnh vực. 

Trong thời gian học ngành Supply Chain, sinh viên sẽ được biết về các khái niệm, nội dung công việc liên quan đến chuỗi hoạt động liên kết trong việc transformation (chuyển đổi) & movement (dịch chuyển) hàng hóa. Bạn cũng sẽ được học về cách tìm nguồn cung ứng, thu mua, làm báo giá, sản xuất, thử nghiệm, cung cấp dịch vụ khách hàng, đo lường hiệu suất kinh doanh.

Nhưng nó không gói gọn trong một tổ chức, một công ty duy nhất mà được mở rộng ra với một nhóm công ty cùng hoạt động trong một ngành nghề. Bởi mục đích hướng đến của ngành Supply Chain không chỉ là lợi nhuận như ngành Logistic mà là sự cạnh tranh trên toàn thị trường. 

Nhìn chung, ngành Logistic và Supply Chain có một số nội dung kiến thức giống nhau. Trong công việc, hai ngành này cũng không mâu thuẫn mà có thể hoạt động theo hướng bổ sung cho nhau. Thậm chí, không ít sinh viên tốt nghiệp ngành Logistic có thể học thêm kiến thức để làm việc trong ngành Supply Chain và ngược lại.

2. So sánh Logistic và Supply Chain

Dù không phải hai ngành học mâu thuẫn. Thậm chí, hai ngành học này đang đem đến nhiều cơ hội việc làm chung cho sinh viên. Nhưng để tìm được ngành học phù hợp nhất với bản thân, để có cơ hội học các kiến thức chuyên sâu thực sự tốt với định hướng nghề nghiệp trong tương lai, bạn nên tiến hành so sánh Logistic và Supply Chain để tìm ra điểm giống và sự khác biệt của từng ngành. Cụ thể: 

a. Tầm ảnh hưởng

Ngành Logistic và Supply Chain

Ngành Supply Chain có tầm ảnh hưởng rộng hơn Logistic

Logistic có tầm ảnh hưởng trung hoặc ngắn hạn, chỉ có tác động nhỏ đến một ngành nghề, một lĩnh vực. Trong khi đó, Supply Chain có tầm ảnh hưởng trung và dài hạn. Nó có tác động mạnh mẽ đến cả nhóm ngành. Vì Logistic là vốn quá trình tích hợp và duy trì (mạnh về dòng chảy và lưu trữ) hàng hóa trong một tổ chức còn Supply Chain là chuỗi cung ứng với sự điều phối và quản lý (mạnh về sự chuyển động) của hàng hóa giữa nhiều tổ chức. 

Hiểu đơn giản là người học ngành Logistic chỉ cần biết công tác quản lý hậu cầu của một tổ chức như: nhập hàng, lưu kho, đóng gói, thực hiện đơn giản, kiểm soát hàng tồn kho và quản lý kho hàng. Còn người học Quản lý chuỗi cung ứng cần biết đến một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau, đặc biệt là quá trình dịch chuyển từ nguyên liệu thô đến sản phẩm và đến tay khách hàng. 

b. Mục tiêu

Vì tầm ảnh hưởng khác nhau nên mục tiêu công việc của ngành Logistic và Supply Chain cũng có sự khác biệt rất lớn. Người học một trong hai ngành này cũng cần biết về sự khác biệt trong mục tiêu để có thể học tập tốt và thích ứng với công việc nhanh hơn. Cụ thể: 

Ngành Logistic: Mục tiêu của ngành Logistic là đưa sản phẩm đến tay khách hàng với giá tốt nhất và mức lợi nhuận hấp dẫn nhất. Vì vậy, người học ngành Logistic sẽ phải biết về các bí quyết để giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, chi phí nhân công cho các khâu. Đồng thời, tăng chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng để giữ chân khách hàng ở lại với công ty, doanh nghiệp. 

Ngành Supply Chain: Mục tiêu của ngành Supply Chain không chỉ là giảm chi phí cho một sản phẩm, một dịch vụ mà là giảm chi phí tổng thể bằng cách tăng khả năng cộng tác và phối hợp của các công ty cùng hoạt động trong một nhóm ngành. Đồng thời, người học và làm trong lĩnh vực này sẽ không tập trung vào trải nghiệm vào việc thu hút một nhóm khách hàng cụ thể mà sẽ tăng ưu thế cạnh tranh để mở rộng thị phần.

c. Công việc

Yếu tố thứ 3 mà người so sánh Logistic và Supply Chain cần biết là công việc. Trong đó, công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Logistic là quản trị hoạt động vận tải, kho bãi, làm dự báo đơn hàng, đóng gói hàng hóa, giao nhận, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Còn công việc của người tốt nghiệp ngành Supply Chain là tất cả các công việc liên quan đến Logistic kết hợp với việc quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, mở rộng hợp tác với các đối tác, khách hàng lớn, tiềm năng…. 

Như vậy, có thể thấy, công việc của ngành Quản lý chuỗi cung ứng đang bao trùm lên ngành Logistic. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều kiến thức, kỹ năng của hai nhóm ngành này lại giống nhau hay bổ trợ cho nhau.

Ngoài 3 yếu tố quan trọng trên đây, người so sánh Logistic và Supply Chain cần biết một điểm khác biệt rõ nét giữa hai ngành học này là Logistic là thuật ngữ, ngành học đã cũ còn Supply Chain là một thuật ngữ mới, là ngành học đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. 

Những kiến thức mà hai ngành học này cung cấp đang không ngừng bổ sung cho nhau để giúp hàng hóa, dịch vụ được phân phối hiệu quả hơn. Nó đang không ngừng tác động, thúc đẩy đến mỗi công ty, doanh nghiệp, mỗi ngành hàng, lĩnh vực và thậm chí là toàn bộ nền kinh tế thế giới.

3. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Logistic và Supply Chain 

Ngành Logistic và Supply Chain

Người học Logistic hoặc Supply Chain có thể nhận lương trung bình $76,270 USD/ năm

Logistic là ngành học cũ, ngành học truyền thống còn Supply Chain là ngành học mới với sự phát triển năng động. Nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp đều nhận định rằng, hai ngành này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Bối cảnh của nền kinh tế thế giới hiện này sẽ không hạn chế mà tiếp tục thúc đẩy, tạo động lực để ngành Logistic và Supply Chain phát triển.

Thậm chí, một số chuyên gia dự đoán mức lương và đãi ngộ cho sinh viên tốt nghiệp ngành Logistic và Supply Chain tại các trường đào tạo uy tín sẽ tiếp tục tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp từ hai ngành này là $76,270 USD/ năm (số liệu năm 2020 của Cục Thống kê Lao động Mỹ – BLS). Hơn nữa, sinh viên giỏi ngành Logistic và Supply Chain đều có thể nhận được các cơ hội việc làm hấp dẫn như:

– Logistician (Chuyên gia logistic): $43,390 USD/ năm

– Inventory Manager (Người quản lý hàng tồn kho): $60,535 USD/ năm

– Industrial Production Manager (Giám đốc sản xuất công nghiệp): $61,875 USD/ năm

– Fleet Manager (Quản lý hạm đội): $71,000 USD/ năm

– Distribution Center Manager (Giám đốc trung tâm phân phối): $80,000 USD/ năm

– Supply Chain Manager (Quản lý chuỗi cung ứng): $80,566 USD/ năm

– Quality Manager (Quản lý chất lượng): $82,826 USD/ năm

– Capacity Manager (Người quản lý năng lực): $83,019 USD/ năm

– Purchasing Manager (Quản lý thu mua): $88,042 USD/ năm

– Sourcing Manager (Quản lý nguồn cung ứng): $94,706 USD/ năm….

4. Các bước để du học ngành Logistic và Supply Chain

Ngành Logistic và Supply Chain

Online Test Service của MAAS giúp bạn hoàn thành bài online assignment khi du học

Như đã chia sẻ ở trên, ngành Logistic và Supply Chain được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, học sinh, sinh viên Việt Nam có thể đặt mục tiêu du học một trong 2 ngành này để dễ dàng tìm kiếm cơ hội làm việc, định cư ở nước ngoài. Để du học ngành Logistic và Supply Chain, bạn sẽ cần trải qua các bước chính là:

– Bước 1: Chọn địa điểm du học, có thể là Mỹ, Anh, Canada hay các quốc gia phát triển khác. Bạn nên căn cứ vào chi phí du học trung bình ở các quốc gia này để có sự lựa chọn phù hợp.

– Bước 2: Chọn trường học, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Khi chọn trường, bạn cần xem xét cả ưu điểm của trường, yêu cầu nhập học và các chương trình học bổng, hỗ trợ tài chính.

– Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ du học. Bạn chỉ cần chuẩn bị theo đúng yêu cầu của trường. Nếu nhận được yêu cầu làm bài online assignment/ online exam đầu vào, bạn có thể liên hệ MAAS để nhận sự trợ giúp. Online Test Service của MAAS đang giúp rất nhiều sinh viên tăng cơ hội du học, nhận học bổng từ nước ngoài.

– Bước 4: Chờ kết quả. Nếu nhận được giấy báo nhập học, bạn nên chuẩn bị và nộp hồ sơ xin visa ngay. Dù thời gian chờ xét visa ở các nước là khác nhau nhưng việc chuẩn bị sớm sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị cẩn thận và nhận kết quả visa trước ngày hẹn nhập học. 

Kết

Trên đây là những thông tin về ngành Logistic và Supply Chain mà MAAS thu thập được. Khi học ngành này, bạn sẽ không thể tránh khỏi sự áp lực từ các bài Online exam, Online Assignment vậy thì đừng ngần ngại tham khảo trang MAAS – nơi chuyên cung cấp các dịch vụ Online Assignment Service, Online test service hứa hẹn sẽ giải quyết nỗi lo cùng bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistic và Supply Chain để có cho mình một sự lựa chọn du học thích hợp bạn nhé !


Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn. Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.

Email: support@maas.vn

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

24X7 SUPPORT

Available

To Get The Best Price

Chat With Our Experts

Chat now

    IN A HURRY ?

    Get a call back

      Để lại thông tin để đội ngũ MAAS gửi tài liệu nhé !

      Order now
      Chat Now
      Call Back
      × How can I help you?