Financial Planner, ngành nghề triển vọng dành cho du học sinh Mỹ
Kinh tế là lĩnh vực chưa bao giờ hết hot đối với các bạn học sinh khi du học ở bất kì quốc gia nào, đặc biệt là ở những đất nước phát triển như Mỹ. Trong những ngành kinh tế hay tài chính khác nhau thì Financial Planner đang trở thành công việc được nhiều người ưa chuộng với mức lương khi bắt đầu khá ổn. Nhưng Financial Planner là gì? Làm thế nào để chinh phục được ngành nghề này? Hãy cùng MAAS giải đáp những thắc mắc trên nào.
Xem thêm:
>>> Ngành Journalism and Media Industry và cơ hội nghề nghiệp tại Úc
>>> Ngành Photography có khó không? Chinh phục ngành Photography cùng Photo Essay?
Bài viết này có gì
1. Công việc của một Financial Planner là gì?
Financial Planner hay còn gọi là chuyên viên hoạch định tài chính là các chuyên gia tài chính cung cấp các dịch vụ và hướng dẫn quản lí tiền bạc cho khánh hàng. Họ đánh giá tài chính của khách hàng và lập kế hoạch đầu tư, hưu trí, tiết kiệm và hơn thế nữa. Ngoài ra, Financial Planner cũng có thể có các nhiệm vụ sau:
– Gặp gỡ khách hàng để thảo luận về tình hình tài chính hiện tại, đặt mục tiêu và đánh giá rủi ro tiềm ẩn
– Giúp khách hàng tạo ngân sách cá nhân để giúp họ đạt được mục tiêu tiết kiệm
– Hỗ trợ khách hàng khai thuế, quản lý di sản, lập kế hoạch hưu trí, thế chấp tài sản và các công việc tài chính khác
– Luôn cập nhật những phát triển trong các sản phẩm tài chính, luật thuế và các bản cập nhật trong ngành có ảnh hưởng đến khách hàng của họ
– Duy trì mối quan hệ với khách hàng và cập nhật cho họ về những thay đổi tài chính đối với tài khoản của họ
– Giới thiệu khách hàng đến các nhà cung cấp dịch vụ và các chuyên gia tài chính khác nếu cần
2. Mức lương của Financial Planner
Hầu hết các chuyên viên hoạch định tài chính đều làm việc toàn thời gian. Một số làm việc cho các công ty đầu tư hoặc ngân hàng, trong khi một số khác tự kinh doanh. Mức lương của họ thường sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý, số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn cùng với bất kì chứng chỉ liên quan nào khác. Mức lương phổ biến nhất của Financial Planner ở Mỹ là $66,575 mỗi năm, một số khác thì có thể giao động từ $14,000 cho đến $150,000 trung bình mỗi năm.
3. Yêu cầu của một Financial Planner
Công việc của các chuyên viên hoạch định tài chính thường yêu sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo việc làm và hỗ trợ khách hàng được tốt nhất, chúng bao gồm:
a. Giáo dục
Yêu cầu giáo dục tối thiểu cho công việc Financial Planner chính là bằng cử nhân về tài chính, kế toán, kinh doanh hoặc kinh tế. Một số trường cao đẳng và đại học thường cung cấp các chương trình cấp bằng hoặc các môn học về lập kế hoạch tài chính cá nhân. Trong đó, nhiều chuyên gia tài chính cũng chọn theo học bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) hoặc bằng thạc sĩ có liên quan khác để thăng tiến trong sự nghiệp hoặc tăng tiềm năng thu nhập của họ.
b. Đào tạo
Hầu hết các chuyên viên hoạch định tài chính đều trải qua một số khóa đào tạo tại chỗ khi họ gia nhập một công ty. Họ sẽ được giảng dạy về các thủ tục, chính sách của công ty và có thể được hướng dẫn bởi một Financial Planner cấp cao. Điều kiện để được cấp chứng chỉ là bắt buộc phải có kinh nghiệm về lập kế hoạch tài chính trước khi tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ. Một cách để làm điều này là thông qua một khóa học việc với một Financial Planner đã được chứng nhận hoặc chuyên gia về tài chính có liên quan đến lĩnh vực thường kéo dài 2 năm. Những quá trình này cung cấp cho học viên các kinh nghiệm thực tế và khả năng quan sát tư vấn về quản lí tiền tệ, kế hoạch tiết kiệm, đầu tư và học các chiến lược hiệu quả nhất để hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu.
c. Bằng cấp
Một số tiểu bang yêu cầu chuyên viên hoạch định tài chính phải có giấy phép để bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai và các sản phẩm tài chính được quản lý khác. Các giấy phép này bao gồm Series 6, 7, 63 và 65. Những chuyên gia này có thể kiểm tra các yêu cầu của tiểu bang họ để kiếm được loại giấy phép này, thường bằng cách vượt qua các kỳ thi kiến thức do Hiệp hội Quản trị viên Chứng khoáng Bắc Mĩ tổ chức.
Finacial Planner có thể chọn được chứng nhận để bán các sản phẩm đầu tư cụ thể, trau dồi kĩ năng và kiến thức của họ để trở thành những ứng viên đáng giá cho các nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng. Một trong những chứng nhận đó là “Certified Financial Planner”, được cung cấp bởi Hội đồng tiêu chuẩn lập kế hoạch tài chính có chứng nhận (Ban CFP). Lộ trình để được cấp chứng chỉ bao gồm học vấn, kinh nghiệm, kiểm tra và học phần về đạo đức. Để đăng kí trở thành CFP, ứng viên phải có bằng cử nhân với các môn học về lập kế hoạch tài chính. CFP cũng được yêu cầu phải có 3 năm kinh nghiệm trong financial planning trước khi họ có thể được nhận chức danh này.
4. Các kỹ năng quan trọng
a. Toán học
Do financial Planner thường phải tạo ra ngân sách, đầu tư vốn và đưa ra các lựa chọn khác liên quan đến tài chính nên họ phải tự tin thực hiện các phép tính với số tiền lớn. Hơn nữa, sự thoải mái với toán học, tiền bạc và kế toán cơ bản là điều vô cùng cần thiết để làm công việc này.
b. Phân tích dữ liệu
Nghiên cứu cũng là trọng tâm trong công việc của một chuyên viên hoạch định tài chính. Họ theo dõi các số liệu thống kê, những thay đổi và xu hướng mới nhất trên thị trường tài chính và phân tích dữ liệu đó để đưa ra các quyết định sáng suốt liên quan đến tác động tích cực trong kế hoạch tài chính của khách hàng.
c. Sắp xếp, tổ chức
Các chuyên viên hoạch định tài chính thường làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, tất cả bọn họ đều giao phó sự an toàn tài chính của mình cho nhà hoạch định. Vì lí do này, Financial planner phải làm việc chăm chỉ để sắp xếp lịch trình của họ và biên soạn toàn diện các tệp khách hàng bao gồm cả những thông tin tài chính nhạy cảm. Một số khác sẽ làm việc với khách hàng ở những vị trí địa lý khác nhau và những người có nhiều nhu cầu tài chính khác nhau. Cho nên, các chuyên gia này phải đảm nhận trọng trách giữ cho từng tệp khách hàng riêng biệt và an toàn.
d. Nhiệt tình với khách hàng
Để có được lòng tin và xây dựng mối quan hệ, các chuyên viên hoạch định tài chính phải sử dụng các kỹ năng liên quan đến dịch vụ khách hàng như tích cực lắng nghe, đồng cảm và tử tế. Họ cũng nhanh chóng cập nhật cho khách hàng về bất kỳ vấn đề tài chính, thay đổi hoặc cơ hội tiềm năng nào.
e. Trình bày, diễn giải
Financial planner có nhiệm vụ lập kế hoạch, danh mục đầu tư và ngân sách, sau đó trình bày chúng để khách hàng xem xét. Bản trình bày càng mạnh mẽ thì càng có nhiều khả năng họ vui vẻ đồng ý với các đề xuất do nhà lập kế hoạch tài chính của họ đưa ra. Làm được điều này cần sử dụng các kỹ thuật bán hàng, kỹ năng thuyết phục và thuyết trình trước đám đông hiệu quả để cung cấp cho khách hàng những lựa chọn hấp dẫn nhất.
5. Làm sao để trở thành một Financial Planner?
Nếu muốn trở thành chuyên viên hoạch định tài chính, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
– Theo đuổi giáo dục: Sau khi hoàn thành bằng tốt nghiệp trung học hoặc bằng GED, hãy lấy bằng cử nhân về kế toán, kinh doanh hoặc tài chính để có được kiến thức nền tảng cần thiết cho con đường trở thành một Financial Planner
– Tích lũy kinh nghiệm: Trước khi kiếm được chứng nhận, bạn sẽ muốn có kinh nghiệm như một nhà hoạch định tài chính. Vì vậy hãy tìm kiếm một vị trí học việc hay là thực tập với một công ty hoặc ngân hàng.
– Kiếm chứng nhận: Bạn cũng có thể cân nhắc việc được đào tạo để trở thành Financial Planner (CFP) được chứng nhận và tham gia kì thi. Trở thành CFP có thể cho phép bạn bán các sản phẩm đầu tư nhất định và chứng minh kiến thức lập kế hoạch tài chính của mình cho các nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng.
– Xây dựng sơ yếu lí lịch của bạn: Trong sơ yếu lí lịch của bạn, hãy thêm vào bất kì thông tin về giáo dục, giấy phép, chứng chỉ và kinh nghiệm nào mà bạn có. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ trong phần mô tả công việc để điều chỉnh trình độ chuyên môn của mình cho phù hợp với kỳ vọng của nhà tuyển dụng
6. Dịch vụ về MAAS
MAAS Assignment Service – dịch vụ writing service hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ học thuật chuẩn academic như Online Test Service, Assignment Service, Essay Service, Dissertation Service,… Công ty của chúng tôi đã có hơn 7 năm kinh nghiệm với đội ngũ writer chuyên nghiệp – hơn 150 writer gồm 30% writer trình độ Ph.D. và 60% trình độ Master. Tính đến nay, MAAS đã hỗ trợ hơn 300,000 sinh viên và hoàn thành hơn 35,000 bài luận (Dissertation) với các chủ đề khác nhau cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới như UK, Úc, Mỹ, Canada,…
Kết
Phía trên là những thông tin tổng quát về công việc Financial Planner mà MAAS đã thu thập được, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ càng nếu như quyết định trở thành một nhà hoạch định tài chính trong tương lai. Đừng quên rằng, MAAS luôn có mặt ở đây để chia sẻ và giúp đỡ bạn vượt qua áp lực học tập vì vậy đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi mỗi khi gặp khó khăn nhé!
Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Nếu như bạn còn bối rối trong việc viết study plan, scholarship letter, proposal thì MAAS Assignment Service luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn .Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.
Email: support@maas.vn
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
TikTok
https://www.tiktok.com/@maas.assignment.service
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?