Những khó khăn khi học đại học mà sinh viên phải đối mặt
Có không ít khó khăn khi học đại học mà bạn có thể phải đối mặt. Trong bài viết này, MAAS – đơn vị chuyên cung cấp writing service cho học sinh, sinh viên sẽ cùng bạn tìm hiểu về các khó khăn chính của sinh viên đại học như: việc thanh toán học phí, cách cân bằng giữa học tập và làm thêm, cách khắc phục khó khăn khi sống xa gia đình….
Xem thêm:
>>> Cách học nhanh mọi kỹ năng mới: Hướng dẫn đầy đủ
>>> 10 thói quen hàng ngày mà sinh viên nên thực hiện ngay vào mùa hè để có một cơ thể khoẻ mạnh
Bài viết này có gì
1. Thanh toán học phí – một trong các khó khăn khi học đại học
Bốn năm đại học có thể sẽ trở thành những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời bạn. Đây là thời điểm mà bạn có sự trưởng thành vượt bậc cả trong suy nghĩ lẫn lối sống. Với những bạn quyết định ra nước ngoài học tập thì thời gian học đại học càng là khoảng thời gian ý nghĩa. Là thời điểm bạn có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích, có thể quen với môi trường học tập, làm việc quốc tế đầy năng động.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi mà môi trường học đại học đem lại, các tân sinh viên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi học đại học. Một số đó là vấn đề thanh toán học phí. Vì so với học phí khi học THCS, THPT, học phí đại học luôn cao hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi sinh viên học tại các trường dân lập, các trường giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế hay ra nước ngoài học tập.
Dù nhiều gia đình đã sớm tiết kiệm cho việc học đại học của con cái nhưng việc thanh toán học phí trước mỗi năm học vẫn là khoản chi lớn. Thậm chí, với những gia đình không quá dư giả thì sinh viên đại học sẽ sớm phải tìm kiếm việc làm thêm để trang trải một phần học phí hoặc sinh hoạt phí của bản thân. Đồng thời, bạn cũng cần nỗ lực học tập tốt để dành học bổng hoặc các gói hỗ trợ tài chính.
2. Cân bằng việc học với việc làm thêm
Vì áp lực đóng học phí, áp lực chi trả sinh hoạt phí khi sống xa gia đình nên nhiều sinh viên đang chọn làm các công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Khoản thu nhập này có thể giúp sinh viên giảm một phần áp lực kinh tế. Thậm chí, nếu đủ giỏi, đủ năng động, nếu bạn tìm được công việc làm thêm phù hợp với năng lực của bản thân, bạn còn có thể tự chi trả học phí, sinh hoạt phí trong thời gian học đại học.
Tuy nhiên, tìm việc làm thêm đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ thời gian, công sức cho công việc đó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là bạn cần biết cách cân bằng giữa việc học và việc làm thêm. Tránh việc quá chú tâm vào làm thêm mà bỏ lỡ việc học, khiến bản thân fail môn hay có điểm gpa quá kém. Đặc biệt là trong các tuần ngay trước ngày thi. Bởi việc vừa ôn thi vừa làm thêm sẽ khiến khó khăn tăng lên gấp bội….
Nhìn chung, làm thêm khi học đại học là lựa chọn phù hợp với những sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Nhưng dù công việc làm thêm có tốt đến mấy thì bạn cũng cần ghi nhớ mục đích quan trọng nhất của bạn là học tập. Bạn cần khéo léo cân bằng giữa hai nhóm công việc này. Hơn nữa, để giảm những khó khăn khi học đại học liên quan đến làm thêm, bạn nên chọn các công việc liên quan đến ngành học hoặc lên kế hoạch để có thể sắp xếp thời gian học tập, làm việc cho phù hợp.
3. Sống xa gia đình cũng là khó khăn của phần lớn sinh viên
Một khó khăn của sinh viên nữa là việc phải sống tự lập, xa gia đình. Vì trong những năm học THPT, phần lớn học sinh đều sống với bố mẹ, người thân. Mỗi khi gặp khó khăn, bạn đều được người thân giúp đỡ. Nhưng khi bước vào cánh cửa đại học, khó khăn của sinh viên gần như là vấn đề mà bạn phải tự mình đối mặt.
Trừ một số ít tỏ ra háo hức khi được sống tự lập trong ký túc xá hoặc phòng thuê riêng, được gặp gỡ nhiều bạn bè mới cùng lứa tuổi thì phần lớn sinh viên đều phải làm quen với việc tự quản lý cuộc sống cá nhân. Hơn nữa, một vấn đề của sinh viên đại học nữa là nỗi nhớ gia đình da diết. Vì nếu học xa nhà hay ra nước ngoài học tập, bạn có thể phải mất vài tháng thậm chí cả năm trời mới được gặp người thân.
Về cơ bản, sống xa gia đình là khó khăn khi học đại học mà phần lớn sinh viên phải đối mặt. Hơn nữa, bạn khó có thể khắc phục vấn đề này ngay. Cách duy nhất mà bạn có thể áp dụng là dần quen, dần thích nghi với cuộc sống mới. Đồng thời, tăng cường liên lạc với người thân thông qua điện thoại hay các ứng dụng online như: Facebook, Instagram….
4. Lượng lớn bài tập cần hoàn thành
Vấn đề của sinh viên đại học tiếp theo bạn cần chú ý là lượng lớn bài tập, bài thi. Thậm chí, nhiều môn học còn yêu cầu sinh viên phải làm bài tập hàng tuần. Ngoài các bài tập cá nhân, bạn cũng phải làm bài tập nhóm hay các loại bài tập về nhà có độ khó cao khác.
Không chỉ phải đối mặt với lượng lớn bài tập khó, nhiều tân sinh viên còn chưa thích nghi với cuộc sống đại học. Điều này có thể khiến thành tích học tập của sinh viên sụt giảm…. Để tránh khó khăn của sinh viên này, bạn nên theo dõi đầy đủ các bài giảng trên giảng đường; nên phân bổ thời gian học tập, làm bài tập hợp lý. Tốt nhất, hãy chủ động làm bài tập sớm để đảm bảo bài tập của tất cả các môn học đều được hoàn thành đúng hạn.
Trường hợp phải đối mặt với áp lực học tập quá lớn, lượng bài tập quá nhiều hay người vừa học vừa làm thêm, không đủ thời gian để giải quyết tất cả bài tập về nhà thì bạn nên sử dụng dịch vụ trợ giúp của các đơn vị uy tín như writing service của MAAS. Với nhiều dịch vụ hữu ích như: viết thuê Assignment, Online Test Service…, bạn có thể để hoàn thành bài tập nhanh chóng, đúng trọng tâm để có kết quả học tập tốt.
5. Làm quen với những người bạn mới
Nhiều sinh viên coi việc làm quen với những người bạn mới như một phần thưởng khi thi đậu đại học. Nhưng với một số bạn khác, đây lại là khó khăn khi học đại học. Đặc biệt là với những sinh viên hướng nội, không thích các hoạt động tụ tập đông người.
Tuy nhiên, dù là người hướng nội hay hướng ngoại thì bạn cũng cần bước qua vấn đề của sinh viên đại học này. Bạn cần tìm được những người bạn có chung sở thích, thói quen hoặc cùng chung chí hướng để giúp quãng thời gian học đại học trở nên phong phú hơn.
Ngoài ra, khi có những người bạn tốt, bạn sẽ dễ dàng vượt qua các khó khăn khi học đại học. Để khoảng thời gian 4 năm đại học thực sự trở thành hành trình đáng nhớ của tuổi trẻ.
6. Quản lý cuộc sống cá nhân
Vấn đề của sinh viên đại học cuối cùng bạn cần chú ý là việc quản lý cuộc sống cá nhân. Với vấn đề này, bạn cần chú ý lên kế hoạch học tập, làm việc khoa học; tự lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh; dành thời gian cho giấc ngủ…. Vì nếu không ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, bạn sẽ không có sức khỏe tốt để xử lý các khó khăn có thể phát sinh khi học đại học.
Kết
Sinh viên là quãng thời gian rất đẹp và ý nghĩa đối với những ai từng trải qua các khó khăn khi học đại học, dù có chút thiếu thốn nhưng các sinh viên cần tập tạo cho mình một thái độ lạc quan và rèn luyện sức chịu vất vả. Đối mặt với cám dỗ, khó khăn và thử thách trong cuộc sống sinh viên sẽ góp phần trau dồi, rèn luyện bản thân các bạn ngày một trưởng thành, chín chắn hơn.
Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn .Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?