Blogs

Recommendation Letter

Recommendation Letter

 

Tại Việt Nam, việc yêu cầu một lá thư giới thiệu (Recommendation Letter) chưa quá phổ biến. Nhưng với các trường đại học quốc tế đây là một trong những yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt quan trọng nếu như bạn muốn có cơ hội giành được học bổng.

1. Thư giới thiệu (Recommendation Letter) là gì?

Thư giới thiệu (Recommendation Letter) là một cách để đánh giá về bạn ngoài những điểm số bạn cung cấp. Vậy làm sao để có được một lá thư giới thiệu có tính tin cậy cao và thuyết phục được trường đại học bạn đăng ký. Hãy cùng MAAS tìm hiểu nhé!

 

Mỗi trường đại học có mỗi yêu cầu khách nhau về Recommendation Letter. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu từ những giảng viên, nhà nghiên cứu có uy tín. Nhưng một số khác lại mong muốn nhận được thư giới thiệu từ những công ty mà bạn đã làm việc trước đó.

 

Điểm mấu chốt để gây ấn tượng phụ thuộc hoàn toàn vào người viết thư giới thiệu cho bạn. Người đó nên hiểu rõ về bạn và có những cái nhìn và ý kiến sâu rộng. Nếu một giáo viên hiểu rõ về bạn cũng như năng lực học tập của bạn, lá thư giới thiệu sẽ có tính sát thực và đáng tin cậy hơn. Người giới thiệu có học hàm cao và có tên tuổi cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá thư giới thiệu.  

2. Một số điều cần lưu ý

Tuy nhiên, người viết thư giới thiệu không phải là điều duy nhất bạn giúp bạn được nhận vào trường. Bạn phải nghĩ về những điều thiết yếu bạn muốn được đề cập đến trong thư giới thiệu.

 

Một lá thư giới thiệu (Recommendation Letter) phải có chiều sâu nhất định. Nó không đơn thuần là việc bạn “gom một đống những hoạt động ngoài khóa, công trình,…” đặt vào đó. Nhà trường rất cần hiểu được, chí ít là hình dung được, bạn là người như thế nào.

 

Một sai lầm phổ biến khác là xu hướng yêu cầu thư giới thiệu từ “tên tuổi lớn” với hy vọng rằng điều này sẽ tạo được ấn tượng với ban nhập học. Jay Bhatti trong bài viết An Inside Look At The Brutal Business School Admissions Process có viết:

 

“Chúng tôi nhận được những bức thư giới thiệu từ những thượng nghị sĩ, giám đốc điều hành hay các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên trừ khi người được giới thiệu đã từng làm cho những người nói trên, những bức thư giới thiệu còn lại thường rất chung chung, không có chiều sâu. Tốt nhất bạn nên xin thư giới thiệu từ một người từng trực tiếp quản lý và đánh giá những thành tích, kiến thức và kỹ năng của bạn“

 

Đó là một số những lối sai khi các bạn viết thư giới thiệu. Thế nên, một lá thư hay nên cần được “Chọn mặt gửi vàng”, và bạn cùng đừng quên gửi lời cảm ơn đến người đã giới thiệu cho bạn nhé!

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác tại ĐÂY


Thông tin chi tiết xin liên hệ ngay với MAAS:

Hãy subscribe MAAS theo link sau để nhận được những voucher hấp dẫn nhất: 

Email: support@maas.vn

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

 

 

 

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

24X7 SUPPORT

Available

To Get The Best Price

Chat With Our Experts

Chat now

    IN A HURRY ?

    Get a call back

      Để lại thông tin để đội ngũ MAAS gửi tài liệu nhé !

      Order now
      Chat Now
      Call Back
      × How can I help you?