Ngành Logistics và những điều chưa biết
Ngành logistics là một trong những giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người dùng hiệu quả và nhanh chóng nhất. Logistics đang dần khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện nay. Cùng MAAS tìm hiểu ngành logistics là gì? Vai trò cũng như các công việc và mức lương của ngành này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết này có gì
1. Ngành logistics là gì?
Ngành logistics là hình thức kinh doanh một chuỗi các hoạt động vận chuyển. Bao gồm lên ý tưởng, lập kế hoạch đầy đủ và chi tiết. Sau đó áp dụng những phương thức và kiểm soát lưu thông hàng hóa.
Tiếp đến là kiểm soát số lượng, khối lượng của những nguồn nguyên liệu, vật tư. Khối lượng và số lượng (đầu vào) cũng như khối lượng và số lượng sản phẩm cuối cùng (đầu ra). Từ điểm xuất phát là khâu sản xuất, chế tạo cho đến điểm kết thúc là người tiêu dùng. Công việc gồm đóng gói, vận chuyển, lưu và bảo quản cho tới khi hàng hóa đến khách hàng.
2. Vai trò
Nếu làm tốt logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ. Đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần quan tâm và có chiến lược logictic cụ thể để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đáng kể. Đây cũng được coi là một điểm mạnh giúp phát huy lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
3. Công việc trong ngành logistics
Nhìn chung công việc của ngành logistics gồm 3 mảng chính là vận chuyển, kho bãi và giao nhận.
Đầu tiên là các công viêc liên quan đến vận tải. Gồm các dịch vụ vận tải bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường thủy nội địa.
Ngoài dịch vụ vận tải thì ngành logistics cũng phát triển song song dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa. Và bao gồm các dịch vụ liên quan đến kho bãi như dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, container…
Và cuối cùng là dịch vụ giao nhận, gồm các dịch vụ liên quan như quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận tải, xử lý giấy tờ… Đây được coi là dịch vụ thiết yếu của ngành logistics để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất. Các bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn các công việc trong ngành logistics tại đây nhé
4. Cơ hội nghề nghiệp
Trong những năm trở lại đây, ngành logistics phát triển mạnh mẽ. Có tiềm năng phát triển, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện. Đem tới sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử cũng như ngành logistics.
Theo thống kê mới nhất, có đến 91% các doanh nghiệp trong khảo sát có mức tăng trưởng của ngành có mức tăng trưởng 2020 trên 10%, nhiều chuyên gia dự kiến. Mức tăng trưởng sẽ đạt từ 16% theo chỉ số trung bình của những năm gần đây. Đầu là điều kiện tốt giúp hoạt động logistics phát triển.
Đây là danh sách các trường đào tạo ngành logistics
5. Mức lương cho ngành logistics
Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ khoảng từ 5 đến 9 triệu. Khi các bạn làm được vài năm và lên vị trí trưởng nhóm thì mức lương sẽ khoảng từ 10 đến 15 triệu.
Mức lương sẽ do các doanh nghiệp cân nhắc và trả lương khác nhau. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và nhiệm vụ mà bạn phải thực hiện, mức lương có thể dao động từ 20 đến 80 triệu. Các bạn có thể tham khảo top 10 công ty logistics hàng đầu Việt Nam tại đây nhé.
Kết
MAAS hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn đang dự tính học ngành này tại Việt Nam và Quốc tế. Học ngành này có thể khó khăn nhưng đã có MAAS Assignment Service đồng hành cùng bạn. Đội ngũ support của MAAS bao gồm các thạc sĩ, tiến sĩ hàng đầu thế giới sẽ không làm bạn thất vọng.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASAssignment/
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/
Google Map:
Bài viết hữu ích với bạn chứ?