Kỹ năng sống sót và sinh tồn trong mùa đông – Du học sinh cần làm gì trong mùa đông? (P2)
Tiếp nối thành công của phần 1 về các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt khi du học. Hôm nay, MAAS sẽ giới thiệu đến bạn Phần 2 kỹ năng sống sót trong mùa đông. Hy vọng bài viể này sẽ phần nào giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát về những điều du học sinh cần làm trong mùa đông để học tập vui chơi.
Xem thêm:
>>> Làm thế nào để thích nghi và sống sót khi đi du học năm đầu tiên
Bài viết này có gì
II. Những điều du học sinh cần làm trong mùa đông lạnh giá
1. Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp trong mùa đông
Mùa đông dẫn đến hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như tuyết, băng, gió, bão, ngập lụt, sương mù gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạng lưới giao thông. Do đó, việc du học sinh cần làm trong mùa đông là lựa chọn cho mình một phương tiện di chuyển phù hợp.
Nếu bạn vẫn ở kí túc xá và chủ yếu đi bộ thì chỉ cần trang bị loại giày không thấm nước chuyên dụng đi trên băng tuyết. Lưu ý rằng không nên đi lại quá lâu ngoài trời sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
Đường bộ và đường sắt bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết khắc nghiệt của mùa đông; nhưng chúng vẫn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đường bộ có nhiều khả năng bị đóng băng qua đêm; trong khi các đường ngầm dành cho tàu điện sẽ an toàn hơn với nhiệt độ luôn duy trì trên điểm đóng băng. Vì vậy, bạn nên di chuyển đến các khu vực khác nhau thành phố bằng tàu điện ngầm vì phương tiện này ít bị ảnh hưởng nhất.

Tuyết rơi dày làm cản trở giao thông tại Canada
Ô tô cá nhân cần được trang bị lốp chuyên dụng giúp tăng độ bám vào mặt đường, tránh bị trơn trượt do thiếu ma sát. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để tránh tình trạng tuyết rơi quá dày gây tắc nghẽn hoặc hiện tượng nguội động cơ khiến các xe động cơ đốt không hoạt động. Do đó, trong trường hợp tuyết rơi dày kèm gió mạnh, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng thay thế là việc du học sinh cần làm để đảm bảo an toàn trong mùa đông. Để tránh tình trạng tắc nghẽn do tuyết rơi, bạn nên ưu tiên sử dụng skytrain hơn là xe bus và streetcar.
Nếu phải di chuyển một khoảng cách xa như đi đến thành phố khác hoặc bay về nước; bạn cần biết rằng hàng không cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi thời tiết khắc nghiệt thậm chí còn phát sinh thêm những vấn đề khác. Có thể kể đến như đóng băng trên máy bay, gió tạt mạnh và sương mù khiến tầm nhìn và độ cao trần bay giảm. Những hiện tượng trên sẽ làm giảm trải nghiệm bay; gây ra cảm giác nôn thậm chí khiến máy bay không thể cất cánh cũng như hạ cánh; một số trường hợp như bão tuyết gây tai nghiêm trọng cho máy bay.
2. Những thực phẩm tốt cho du học sinh trong mùa đông
Mùa đông làm cơ thể con người thay đổi sự trao đổi chất và mức năng lượng. Các bạn du học sinh khi trải qua mùa đông đầu tiên sẽ thắc mắc về cảm giác thèm ăn bất thường của mình nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Việc thôi thúc tiêu thụ nhiều calo trong mùa đông khiến cơ thể cảm thấy ấm và thoải mái hơn. Tuy nhiên, các bạn du học sinh do thiếu kinh nghiệm sống ở vùng khí hậu lạnh nên du học sinh thường ăn nhiều loại thực phẩm không lành mạnh trong mùa đông.

Do mùa đông thiếu ánh mặt trời, những thực phẩm bổ sung vitamin D là rất cần thiết.
Dưới đây là những loại thực phẩm dễ dàng mua được ở các cửa hàng, không chỉ tốt cho du học sinh trong mùa đông mà còn ngon miệng và được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
– Khoai lang: Chứa nhiều tinh bột, có đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin A và kali. Khoai lang còn giúp tăng miễn dịch, chữa táo bón và giảm viêm.
– Củ cải: Chứa vitamin K và vitamin A. Củ cải giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chắc khỏe xương và hỗ trợ tiêu hóa.
– Chà là: Đây là nguồn cung cấp chất sắt, protein, canxi và nhiều loại vitamin khác rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và khả năng miễn dịch.
– Hạnh nhân và quả óc chó: Tốt cho hệ thần kinh của bạn và tăng cường sức khỏe tim mạch do chứa nhiều vitamin E, omega.
– Yến mạch: Không chỉ là một món ăn sáng, yến mạch còn chứa các chất dinh dưỡng như kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch và các chất xơ hòa tan. Mùa đông khiến chúng ta dễ bị táo bón do lượng nước hấp thụ giảm, vì vậy, một bữa cháo yến mạch ấm sẽ giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa điều này!
– Bông cải xanh: Các loại rau họ cải rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch trong mùa đông vì giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
3. Hiểu và biết để du học sinh tránh bị trầm cảm trong mùa đông
Bên cạnh nhu cầu về ăn uống, nơi ở, đi lại thì khía cạnh về tinh thần vẫn thường bị mọi người ngó lơ. Chăm sóc đời sống tinh thần cũng là việc rất quan trọng mà du học sinh cần biết trong mùa đông.
Những tháng lạnh giá ở các nước ôn đới thường bắt đầu từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân. Tại thời điểm này, ánh sáng mặt trời ít đi và thời gian ban ngày cũng ngắn hơn, kéo theo đó là hội chứng SAD (Seasonal affective disorder), được hiểu là trầm cảm theo mùa hoặc trầm cảm mùa đông. Hội chứng này bắt đầu vào mùa thu, phát triển nặng hơn vào mùa đông và dần biến mất vào mùa xuân. SAD đặc biệt phổ biến ở các nước nằm gần vùng cực – nơi có ít giờ ban ngày hơn vào mùa đông.
Hội chứng SAD thường khiến các du học sinh trong mùa đông có cảm giác khó tập trung, mệt mỏi, tạo cảm giác buồn bã, thay đổi giấc ngủ, bồn chồn, thay đổi vị giác, thiếu hứng thú với các hoạt động ưa thích. Các triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng nhưng đều gây cản trở sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 5% người trưởng thành ở Mỹ trải qua SAD mỗi năm.
Benjamin Domingo, giám đốc tại SU’s Health Services đề cập đến việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có khả năng ảnh hưởng đến học tập, xã hội và thể chất của học sinh.
“SAD có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên, những ngày nghỉ học sẽ trở nên thường xuyên hơn do việc khó thức dậy hơn vào buổi sáng. Hội chứng này cũng khiến ngươi bệnh ít muốn tương tác với người khác. Kết quả là khoảng 65% những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa tăng cân trong khung thời gian đó ”.
Theo một nghiên cứu trên 48.000 sinh viên của một trường đại học vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, khoảng 64% sinh viên cho biết họ đã cảm thấy “rất cô đơn” trong 12 tháng trước đó. Chỉ 19% cho biết họ không bao giờ cảm thấy cô đơn. Ngoài ra, việc phải sống xa gia đình và áp lực ở trường cũng khiến du học sinh trong mùa đông trở thành đối tượng thường xuyên hơn trải qua hiện tượng này nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bản chất của hội chứng SAD là việc thiếu ánh sáng mặt trời dẫn đến cơ thể mất cân bằng sinh hóa. Vì vậy, giải pháp trị liệu ánh sáng sẽ là an toàn và hiệu quả nhất. Vào thời gian này, bạn nên dành thời gian để đi ra bên ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa, văn phòng của bạn để bạn có thể tiếp xúc với cửa sổ vào ban ngày.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động mang tính kết nối như tình nguyện, hoạt động hội nhóm, chơi với thú cưng, gặp gỡ gia đình và bạn bè cũng rất có ích. Ngoài ra, du học sinh cũng có thể tự tạo cho mình những thú vui mới ở trong nhà lẫn ngoài trời trong mùa đông như trượt băng, đi bộ, chơi hockey, đọc sách, móc len,… Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh xấu đi, bạn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ của nhà trường và các chuyên gia.
Kết
Mùa đông từ trước đến nay luôn là thời gian khắc nghiệt nhất trong năm, không chỉ với các du học sinh mà còn đối với người bản xứ. Tuy khắc nghiệt là thế, việc làm, việc học và guồng quay cuộc sống chưa bao giờ là chậm lại. Vì thế một số bạn du học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải vừa thích nghi với môi trường mới vừa phải đảm bảo việc học. Hy vọng qua bài viết này, các bạn du học sinh sẽ có thêm vốn kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết để sinh tồn trong mùa đông ở quốc gia mà mình đang theo học.
Trong quá trình học tập nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ với MAAS Assignment Service để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé! Tại MAAS, chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Assignment, Dissertation, Coursework, Presentation, Scholarship, Online Test,… Liên hệ với MAAS ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.
Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?