COVID-19 thúc đẩy hướng đi mới cho các SMEs
Có thể nói năm 2020 là một năm chứng kiến nhiều sự biến động và khủng hoảng đối với tất cả các nền kinh tế lớn, nhỏ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hàng nghìn doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản, hàng loạt tập đoàn lớn buộc phải cắt giảm nhân sự,…Vậy hướng đi mới cho SMEs tại Việt Nam sẽ như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Bài viết này có gì
- 1. Doanh nghiệp SMEs là gì?
- 2. Dịch Covid ảnh hưởng đến SMEs như thế nào?
- 3. SMEs cần làm gì để vượt qua các khó khăn mùa Covid?
- 4. Chính sách hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng với SMEs mùa Covid
- 5. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- 6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
- 7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
- 8. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
- Kết
1. Doanh nghiệp SMEs là gì?
SMEs hay SME được viết tắt từ cụm từ Small and Medium Enterprise, dùng để chỉ doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Đây là một hình thức kinh doanh hoàn toàn khác biệt với hình thức Startup hiện nay. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm.
SMEs dùng để chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn về doanh nghiệp Startup thì đây được xem là thuật ngữ dùng để nói về các công ty công nghệ đang trong quá trình lập nghiệp thời gian đầu (Startup company).
Quy mô và tổ chức của hai hình thức kinh doanh cũng khác nhau. Nếu SMEs đa phần sẽ thuộc sở hữu của các gia đình, cá nhân còn Startup lại mang tham vọng vượt xa hơn. Bao gồm nhiều cá nhân góp vốn và chia sẻ lợi nhuận cùng nhau.
2. Dịch Covid ảnh hưởng đến SMEs như thế nào?
Dịch Covid-19 với sự chuyển biến khó lường các doanh nghiệp đều chịu tác động bất lợi trong việc sụt giảm doanh thu. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị lỗ vốn nặng nề. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng băng điều này gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm bị ngưng trệ trong suốt thời gian dài.
Sự tác động rõ nhất có thể kể đến các ngành kinh tế chủ lực như ngành du lịch, ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành khách sạn, lưu trú, vận tải, nông thủy sản, may mặc,…
Đối với nền kinh tế Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) không ít. Đây được xem là thành phần cơ hữu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cả nước. Nhưng khi có dịch ập đến, đối tượng này bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Việc thiếu hụt về vốn là nguyên nhân đầu tiên khiến các SMEs thay đổi hướng đi mới trong kinh doanh và dẫn đến việc phải tuyên bố phá sản.
3. SMEs cần làm gì để vượt qua các khó khăn mùa Covid?
Thay vì ngồi đó chờ phá sản, các cá nhân/doanh nghiệp cũng dần tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, tìm hướng kinh doanh mới phù hợp với từng thời thời kỳ khác nhau. Covid-19 với việc hạn chế ra ngoài dẫn đến số lượng đơn online gia tăng đáng kể ở một số doanh nghiệp. Có thể nói SMEs đã tận dụng thời gian và chịu khó đổi mới trong cách thức bán hàng với hy vọng có doanh thu thông qua việc bán hàng trực tuyến – một hướng đi mới cho SMEs.
Ngoài ra, các nhà kinh doanh SMEs có thể thay đổi mô hình bán sản phẩm, thay vì tập trung vào cửa hàng, hãy chuyển hoàn toàn về fanpage & website, tiktok ,…để mọi thứ được tự động hóa một cách chuyên nghiệp. Giúp khách hàng có thể dễ dàng sở hữu sản phẩm thông qua các kênh online. Làm thay đổi thói quen mua hàng của họ.
Các doanh nghiệp cần chủ động, lên kế kịch bản đối phó với từng giai đoạn trong dịch và hậu sau dịch. Mỗi kịch bản cần tính toán sẵn các doanh thu, chi phí, nguồn lực nội bộ. Đặc biệt dự tính được các nguồn cung ứng, phân phối sản phẩm, liên hệ các đối tác để có kế hoạch chủ động trong việc kinh doanh.
Hãy xem thị trường nội địa là nơi tuyệt vời để gia tăng doanh số, ngoài ra đây cũng là cách để các doanh nghiệp có tính tự chủ cho hàng hóa, giảm phụ thuộc vào bên ngoài. Hướng đi mới cho SMEs là nên cần làm tốt việc nghiên cứu thị trường, dẫn đầu trong việc nắm bắt tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Với số dân gần 100 triệu dân, Việt Nam chính là điểm tựa cho doanh nghiệp trong thời Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
4. Chính sách hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng với SMEs mùa Covid
Chung tay thúc đẩy nền kinh tế, hỗ trợ các doanh việc có thể vượt qua mùa Covid để tập trung phát triển, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể gói vay tín dụng lên đến 300.000 tỷ đồng đã được chính phủ tung ra, đi kèm với đó là việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp gặp khó khăn, phải phá sản trị giá đến 61.580 tỷ đồng đã và đang được triển khai trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có những động thái nhằm giúp các doanh nghiệp vừa, nhỏ (SMEs) tiếp tục sản xuất, kinh doanh với các gói vay tín dụng đi kèm lãi suất thấp.
Một số ngân hàng với các hỗ trợ vay ưu đãi như:
5. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Đối với ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã phát động chương trình đồng hành cùng các doanh nghiệp SME với mức giảm lãi suất vay 2% cho các SMES bao gồm cả khách hàng đã vay và vay mới. VP sẽ hỗ trợ giải ngân với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận tải; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu chiếm tối thiểu 50% doanh thu 2019 và có nguồn nguyên liệu tối thiểu 50%; doanh nghiệp gặp khó khăn về trả nợ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. VP sẽ triển khai gói vay ưu đãi đi kèm một số điều kiện như doanh nghiệp phải có tài chính ổn định, công khai minh bạch và được xếp hạng tín dụng tốt qua các thời kỳ. Trước đó ngân hàng VPBank cũng đã tung ra gói vay ưu đãi giảm lãi suất tới 1,5%/năm với tổng giá trị lên đến 12.000 tỷ đồng nhằm giúp tạo hướng đi mới cho SME có thể tái sản xuất và tái cấu trúc nợ.
6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Techcombank cũng có những động thái tích cực nhằm hỗ trợ SMEs, ngoài gói hỗ trợ vay với quy mô 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 4-2020 với mức lãi suất giảm tối đa 2%/năm, Techcombank đã gia hạn thêm gói hỗ trợ vay tín dụng trị giá 18.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2 với lãi suất chỉ từ 6,3%/năm. Với những chính sách cho vay hỗ trợ mức tối đa, Techcombank hi vọng đây sẽ là nguồn vốn quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp tăng vốn nội lực để duy trì và phát triển trong giai đoạn khó khăn.
7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Vietinbank cũng đã triển khai các chuỗi giải pháp tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp SME như: gói vay tín dụng lãi suất cố định, gói vay 10.000 tỷ đồng hỗ trợ các DN tại Hồ Chí Minh; chương trình vay đối với các doanh nghiệp SEMs với quy mô gần 3.000 tỷ đồng,… và gần đây nhất là gói ưu đãi tổng thể Vietinbank SME Stronger được xem là bước đột phá của ngân hàng trong việc mang đến những giá trị cần thiết cho khách hàng.
8. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
Tại ngân hàng Quân đội MB, chương trình vay với lãi suất 0,9%/năm đối với các doanh nghiệp SME. Theo đó, tại MB sẽ có chính sách ưu đãi vay ngắn hạn khác để các doanh nghiệp có thể chọn lựa.
Kết
Mặc dù Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, sản xuất của các doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng mở ra những cơ hội mới, tạo nên những hướng đi mới cho SMEs và vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có dịp nhìn lại toàn bộ hệ thống công ty, có bước điều chỉnh nhân sự hợp lý cũng như đổi mới thị trường, linh động nguồn vốn để tránh dẫn đến việc phá sản.
Tại MAAS vẫn đang cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ triển khai Pitch Deck, Business Plan với mức chi phí tốt nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh phát triển công ty và là bước đệm hoàn hảo để gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư.
Nếu bạn đang ấp ủ dự định mở doanh nghiệp SMEs, nhưng chưa biết cách hệ thống ý tưởng để cho ra một kế hoạch kinh doanh (Business Plan), Pitch Dest xuất sắc, thể hiện đầy đủ mục tiêu, khách hàng, thị trường, định hướng, nguồn vốn,… thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với MAAS.
Tại MAAS sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoàn toàn có thể giúp bạn có được một bản kế hoạch kinh doanh xuất sắc, từ đó tạo tiền đề cho việc kinh doanh được thuận lợi và dễ dàng về sau.
Liên hệ ngay để được MAAS hỗ trợ và tư vấn.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?