Bật mí quan hệ giữa tài chính và marketing trong doanh nghiệp part 1
Kinh doanh là một thuật ngữ được rất nhiều người nhắc đến. Nhưng không phải ai cũng có cái nhìn tổng quát về nó. Bước đầu tiên để kinh doanh thành công là bạn phải nắm bắt được thị trường, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết. Tiếp theo, phân bổ tiềm lực tài chính trong các khâu. Cuối cùng là quá trình marketing để quảng bá sản phẩm. MAAS sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể về sự tương tác của tài chính và marketing trong doanh nghiệp như thế nào nhé!
Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ trong học tập thì hãy nhấn vào đây để MAAS giúp đỡ bạn nhanh nhất nhé!
Xem thêm:
>>> 5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2021
>>> Bật mí tất tần tật về ngành Finance
Bài viết này có gì
- 1. Đặc điểm của các thị trường kinh doanh khác nhau
- 2. Mối quan hệ marketing giữa các doanh nghiệp trong một thị trường
- 3. Mục tiêu của công ty có thể được hình thành trong chính thị trường hoạt động
- 4. Các nghĩa vụ pháp lý của một doanh nghiệp
- 5. Xác định đổi mới kinh doanh
- 6. Xác định các nguồn hỗ trợ và hướng dẫn đổi mới kinh doanh – củng cố hoạt động tài chính và marketing của doanh nghiệp
- 7. Lợi ích, rủi ro và ý nghĩa chi phí liên quan trong tài chính và marketing đến đổi mới
- 8. Dịch vụ về MAAS
1. Đặc điểm của các thị trường kinh doanh khác nhau
Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua và bán, xác định giá cả; lượng cung cầu các hàng hóa dịch vụ. Qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.
Có ba hệ thống thị trường cơ bản bao gồm: thị trường tự do, thị trường chỉ huy và thị trường hỗn hợp.
Nếu bạn đang có bài luận cần phải làm trong thời gian ngắn, và vẫn chưa biết bắt đầu viết từ đâu thì bạn có thể liên hệ với MAAS để được giúp đỡ nhé. Tại MAAS cung cấp các dịch vụ viết như assignment help, check turnitin, writing service essay, assignment making,… và các dịch vụ khác như Research, Report, Case Study, Business Plan, Personal Statement sẽ giúp bạn vượt qua mọi bài tập và kì thi một cách hoàn hảo nhất, mà không tốn chút thời gian nào của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của MAAS tại đây bạn nhé!
a. Thị trường tự do
Thị trường tự do đề cập đến một nền kinh tế nơi mà chính chủ áp dụng rất ít hoặc không có giới hạn và quy định nào đối với người mua và người bán. Trong một thị trường tự do, người tham gia xác định sản xuất, marketing, ngân sách, thời gian và vị trí sản phẩm, cung cấp cho ai, giá như thế nào. Tất cả đều dựa trên cung và cầu.
Thông thường, một thị trường hoàn toàn tự do rất khó để tồn tại. Bởi vì tất cả các nước chọn áp đặt một số quyết định và quy định lên nền kinh tế.
Ví dụ: Nhiều quốc gia cấm các nhà sản xuất gây ô nhiễm. Giá ở dưới mức chi phí hoặc độc quyền để tránh rủi ro về tài chính và marketing. Chính phủ nhiều nước kiểm soát cung tiền để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mở rộng và co giãn kinh tế tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu nhà nước.
b. Thị trường chỉ huy
Là thị trường mà chỉnh phủ quyết định về sản xuất, phân phối, marketing, ngân sách. Thông qua các cơ quan kế hoạch của mình, nhà nước trực tiếp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Nhà nước cũng sẽ kiểm soát những rủi ro về tài chính và marketing.
Hệ thống thị trường chỉ huy đã từng tồn tại ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước đây. Ở các nước này, nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung. Thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước soạn thảo. Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế. Trên thực tế, nhà nước đã quyết định hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà xã hội cần phải sản xuất. Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng một hệ thống chi tiết, phức tạp. Nhà nước là nơi quyết định mối quan hệ giữa tài chính và markeitng.
Không có một thị trường chỉ huy thuần túy. Tính phức tạp của việc ra quyết định một cách tập trung như vậy về mọi vấn đề kinh tế của xã hội khiến cho nó khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn.
c. Thị trường hỗn hợp
Là một trong các mô hình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong mô hình này, một số hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp tư nhân sản xuất. Doanh nghiệp có thể tự quyết định mối quan hệ giữa marketing và tài chính. Một số hàng hóa, dịch vụ khác như: điện, nước, bưu điện,… do chính phủ sản xuất. Nói cách khác, mô hình thị trường hỗn hợp chấp nhận cả thị trường và sự can thiệp của chính phủ.
Thị trường hỗn hợp là đặc trưng cơ bản của hầu hết các nền kinh tế hiện nay. Nền kinh tế thị trường thuần túy hay kế hoạch hóa tập trung thuần túy chỉ có giá trị về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, các thị trường kinh tế khác nhau chấp nhận ở mức độ can thiệp khác nhau của chính phủ. Trong lý thuyết kinh tế, sự can thiệp của chính phủ được coi là cần thiết để xử lý rủi ro về tài chính và marketing. Hoặc là những thất bại về ngân sách chi tiêu của thị trường.
Không có một mô hình thị trường nào là hoàn toàn tự do hay tập trung. Thay vào đó, hầu hết các thị trường kinh tế có thể được coi là thị trường hỗn hợp. Có nghĩa là rơi vào khoảng giữa của thang phân cực kinh tế tư bản – kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một thị trường kinh tế hỗn hợp hầu hết do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn. Nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá nhân.
2. Mối quan hệ marketing giữa các doanh nghiệp trong một thị trường
Các doanh nghiệp tương tác với nhau trên thị trường bằng nhiều tư cách khác nhau. Có thể là khách hàng hoặc là đối thủ cạnh tranh. Các mối quan hệ marketing giữa các doanh nghiệp bao gồm: Business To Business (B2B), Business To Customers( B2C), Business To Government ( B2G).
a. Business To Business (B2B)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động, marketing, giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh B2B? Đó là khi một khách hàng mua hàng từ doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để bán lại cho người dùng cuối. .
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (đặc biệt là chu trình đặt hàng mua hàng); Quản lý kho hàng (chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng – vận đơn); Quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển giao các chứng từ gửi hàng) và Quản lý thanh toán.
b. Business To Customers (B2C)
Mô hình kinh doanh B2C là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp tới khách hàng. Các giao dịch, marketing, mua bán diễn ra trên mạng Internet. Khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo.
Để kinh doanh mô hình này thì doanh nghiệp cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến. Có thể là thiết kế website, lập fanpage, hoặc bán hàng trên Zalo. Do tính chất khá đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như tính chất pháp lý, đàm phám. Nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chọn B2C là mô hình kinh doanh của mình
c. Business To Government (B2G)
B2G là mô hình kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin cho các chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ. B2G mô tả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn cơ quan thuế.
Nói chung, B2G bao gồm tất cả các loại quan hệ giữa cơ quan công quyền như chính phủ và công ty. Có những điểm khởi đầu rất khác nhau cho một mối quan hệ kinh doanh với chính chủ. Các công ty và chính quyền tương tác với nhau vì những lí do rất khác nhau. Đôi khi đó là mối quan hệ giữa tài chính là marketing, đôi khi các quy trình chính thức được xử lý và đôi khi B2G là mối quan hệ tuyển dụng. Sự mô tả phụ thuộc vào loại thẩm quyền.
Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.
Các mối quan hệ marketing này có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa tài chính và marketing. Từng mô hình sẽ có những ảnh hưởng riêng biệt và khác nhau.
3. Mục tiêu của công ty có thể được hình thành trong chính thị trường hoạt động
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải biết được nhu cầu, hành vi của khách hàng, quy mô thị trường mà khách hàng đang thâm nhập. Để có được những thông tin này thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường mục tiêu.
Nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin từ một nhóm người mục tiêu thông qua sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn cung cấp. Thông tin này giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc về sản phẩm của họ, cũng như những gì mà khách hàng muốn. Đồng thời nó giúp cắt giảm chi phí sản xuất, hạn chế ngân sách chi tiêu và ngăn ngừa rủi ro về tài chính và marketing.
Cũng như người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Tất cả các thị trường đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Để thành công, các doanh nghiệp phải cố gắng liên tục đổi mới marketing và phát triển sản phẩm. Điều quan trọng là phải có một đặc điểm nổi bật, ví dụ như giá thấp hơn để thu hút khách hàng. Và để đạt được sự hiệu quả đó, cần phải có sự tương tác giữa bộ phận tài chính và marketing.
4. Các nghĩa vụ pháp lý của một doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp và tổ chức đều có những nhiệm vụ và nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện. Có một số điều luật nhất định mà tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào.
Ví dụ như Đạo luật bán hàng năm 1979 quy định rằng, bất kỳ hàng hóa nào được bán ra đều phải có chất lượng đảm bảo và phù hợp với mục đích. Theo đạo luật này, hàng hóa được lấy mẫu tại cửa hàng hoặc mô tả trong tài liệu quảng cáo phải khớp với sản phẩm cuối cùng. Nếu có lỗi, khách hàng có quyền được hoàn tiền. Ngoài ra còn có luật quy định các thủ tục và an toàn cho các chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ quan tâm đến nhân viên và bất kỳ ai có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả khách hàng. Một nghĩa vụ pháp lý khác mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện đó là phải đảm bảo tất cả nhân viên được đối xử bình đẳng và công bằng. Đạo luật này nhằm bảo vệ người lao động, chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trực tiếp lẫn gián tiếp.
5. Xác định đổi mới kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo. Nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong môi trường biến động nhanh, linh hoạt và tính cạnh tranh cao. Đổi mới giúp các doanh nghiệp tìm ra những cách tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn trong việc tìm nguồn cung ứng và sản xuất sản phẩm của họ. Đồng thời tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Đổi mới có thể là đẩy mạnh quá trình marketing, có thể là thay đổi ngân sách chi tiêu, hoặc chung hơn thì là nâng cao mối quan hệ giữa tài chính và marketing. Tuy nhiên, có những mức độ đổi mới khác nhau trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phát triển các dịch vụ mới từ chính các ngành sản xuất kinh doanh truyền thống của mình. Chẳng hạn thông qua dữ liệu khách hàng, công nghệ và kết cấu hạ tầng của mình, các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông hoàn toàn có thể lấn sân sang các thị trường khác như du lịch, vận tải, chăm sóc sức khỏe…
Những cải tiến này phải được đổi mới liên tục. Vì những thay đổi đối với sản phẩm đều có tác động đến thị trường. Những thay đổi này giúp cải thiện vòng đời của một sản phẩm cũng như lợi nhuận của nó. Hạn chế rủi ro về tài chính và marketing. Đổi mới triệt để đến một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc một phần của công nghệ được đưa ra thị trường tạo nên tác động mạnh đến môi trường xã hội và tài chính.
6. Xác định các nguồn hỗ trợ và hướng dẫn đổi mới kinh doanh – củng cố hoạt động tài chính và marketing của doanh nghiệp
Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Các chính sách hỗ trợ này đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn, bất cập.
Các doanh nghiệp Việt Nam khá chú trọng đến việc tìm kiếm để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm cung cấp cho thị trường. Nhưng mức độ cải tiến còn thấp nên sản phẩm mới chưa có tính chất đột phá. Làm thay đổi lợi thế cạnh tranh, cơ cấu cạnh tranh của ngành. Bên cạnh đó, việc chưa quan tâm đến phát triển các sản phẩm mới dựa trên sự cải tiến các sản phẩm hiện có đã làm cho nguồn đổi mới cũng như dòng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt ngắn hơn, kém đa dạng hơn các đối thủ nước ngoài.
7. Lợi ích, rủi ro và ý nghĩa chi phí liên quan trong tài chính và marketing đến đổi mới
Những lợi ích của đổi mới bao gồm tăng năng suất và giảm chi phí. Những điều này có thể đạt được bằng cách nâng cao năng lực sản xuất và giảm sự luân chuyển của nhân viên. Đổi mới cũng có thể dẫn đến việc sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn, tiết kiệm ngân sách chi tiêu… Điều này có thể đạt được bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp và phương pháp sản xuất thay thế.
Tuy nhiên, có những rủi ro cần xem xét khi giới thiệu đổi mới. Các ví dụ bao gồm các ý tưởng mới bị “rò rỉ” cho các đối thủ cạnh tranh. Các ý tưởng thất bại dẫn đến lãng phí một lượng lớn tiền. Ngân sách chi tiêu quá mức và đánh giá hoạt động quá mức, đánh giá thấp nhu cầu. Một rủi ro lớn khác là cạnh tranh gia tăng vì rất khó bảo vệ các sản phẩm và ý tưởng mới.
Đổi mới, cho dù suôn sẻ đến đâu, sẽ luôn dẫn đến những hệ lụy trong tổ chức – rủi ro về tài chính và marketing. Một số được giải quyết dễ dàng, ví dụ như đào tạo nhân viên sử dụng một chương trình máy tính mới. Tuy nhiên, một số có thể tạo ra sự phản kháng và nhầm lẫn trong nhân viên hoặc khách hàng tùy thuộc vào tính cách và xuất thân của họ. Đổi mới có thể khó hòa nhập vào một doanh nghiệp và một số cá nhân có thể chọn từ chối nó dựa trên cảm xúc tức thời của họ: giận dữ, phẫn uất…
8. Dịch vụ về MAAS
MAAS Essay Service – chuyên cung cấp các dịch vụ academic writing hàng đầu tại Việt Nam. Với 8 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với các dịch vụ: assignment help, check turnitin, writing service essay, assignment making,… Hiện tại, MAAS đã hỗ trợ hơn 300,000 sinh viên và hoàn thành hơn 35,000 bài Dissertation với các chủ đề khác nhau cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới như UK, Úc, Mỹ, Canada,…
Ngoài các writing service như: Online Test Service, Assignment Service, Essay Service, Dissertation Service. Công ty chúng tôi còn cung cấp các dạng dịch vụ Research, Report, Case Study, Business Plan, Personal Statement,… Dù là bất cứ dịch vụ nào chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc để khi đến tay khách hàng đó sẽ là những bài viết tốt nhất mang lại sự hài lòng tuyệt đối.
Thông qua những chia sẻ trên, MAAS hy vọng sẽ giúp bạn có được thêm kiến thức và hiểu biết thêm. Từ đó giúp bạn có. Nâng cao kiến thức của bản thân hơn. Nếu bạn còn găp khó khăn trong bài viết, bạn có thể liên lạc với MAAS Essay Service để được tối ưu và chỉnh sửa một cách hoàn chỉnh nhé
Sứ mệnh của MAAS cung cấp platform website writers essay kết nối giữa sinh viên và writer nhằm đem đến kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của từng sinh viên, tại MAAS chúng tôi chuyên nghiệp trên từng dịch vụ như Assignment help, Website writers essay, writing service essay, dissertation Service, Online Exam test service. Đội ngũ Writer tại MAAS chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực academic sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành mục tiêu học tập của mình. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.
Email: support@maas.vn
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/maas.vn2022/
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
TikTok
https://www.tiktok.com/@maas.assignment.service
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?