Doanh nghiệp SMEs là gì? Cần biết gì về loại hình doanh nghiệp này?
Có thể thấy bên cạnh các ông lớn trong kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp SMEs ra đời giúp giải quyết được bài toán thất nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội. Mô hình kinh doanh SMEs là gì? Và cách thức hoạt động đối với các doanh nghiệp này ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Tìm hiểu thêm
Bài viết này có gì
1. Doanh nghiệp SMEs là gì?
Khái niệm SMEs là gì? Đây cụm từ viết tắt của Small and Medium Enterprise, có nghĩa dùng để nói về các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ – SMEs được xác định thông qua việc có văn phòng giao dịch chính, có giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước, có vốn và doanh thu được báo cáo công khai nằm ở mức vừa và nhỏ.
2. Những điểm lưu ý về doanh nghiệp SMEs
Tốc độ thành lập SMEs tại nước ta đang phát triển mạnh, tuy chỉ có quy mô nhỏ nhưng số lượng lớn tập hợp lại chiếm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam thường có các đặc điểm sau:
Quy mô công ty với nhân lực trung bình từ khoảng 10 – 100 người
– Đa số các SMEs là doanh nghiệp cá nhân tự kinh doanh hoặc doanh nghiệp gia đình
– Thường tập trung vào các ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận cao (ăn uống, thời trang, hàng hóa tiêu dùng,…)
– Khả năng phát triển hạn chế, do chưa biết cách vận dụng kỹ thuật, cũng như tối ưu chi phí, phát triển thương hiệu
– Chi phí đầu tư không quá cao, thời cơ thu hồi vốn cao
– Không đầu tư về cơ sở hạ tầng, đa phần duy trì sản xuất ở mức nhỏ chưa thật sự tạo được uy tín toàn cầu, không có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn, đa quốc gia
3. SMEs khác Startup như thế nào?
Khái niệm về các “SMEs là gì” và câu trả lời về các doanh nghiệp SMEs có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với các doanh nghiệp Startup, tuy nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
a) Thứ nhất sự khác biệt về mục tiêu kinh doanh:
– SMEs: định hướng nhắm đến các ngành nghề có lợi nhuận cao như ăn uống, thực phẩm, thời trang, hàng hóa tiêu dùng cá nhân,…
– Startup: chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, áp dụng công nghệ vào trong các hoạt động kinh doanh.
b) Thứ hai về chủ doanh nghiệp, sở hữu công ty
– SMEs: cá nhân, các thành viên trong gia đình
– Startup: sở hữu bởi một hội đồng quản trị gồm nhiều thành viên, nhiều nhà đầu tư với khả năng góp vốn cao
c) Thứ ba về tốc độ tăng trưởng
– SMEs: Tốc độ tăng trưởng chậm vì không có sự cạnh tranh, mô hình có sẵn, hoạt động theo kiểu truyền thống
– Startup: Có sự cạnh tranh mạnh trong việc xây dựng mô hình và phát triển quy mô, vì thế trong giai đoạn đầu chưa có sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên những giai đoạn sau nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng, ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh thì tốc độ tăng trưởng rất mạnh.
4. Để trở thành doanh nghiệp SMEs bạn cần làm gì?
Nếu chưa thật sự nắm rõ về công nghệ, chưa biết ứng dụng chúng vào trong quy mô hoạt động, bạn có thể triển khai doanh nghiệp với hình thức SMEs. Đây cũng được xem là bước đi cần thiết để bạn thử nghiệm kinh doanh hiểu về mô hình SMEs là gì, triển khai quy mô cũng như cách thức hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp: Nên đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực bạn nắm vững để có kinh nghiệm bước đầu tạo dựng doanh nghiệp, hãy lên một kế hoạch bài bản ý tưởng, cách kinh doanh, việc tạo ra sản phẩm, chi phí và mức giá bán ra, nhân sự,thị trường… một cách chi tiết nhất.
– Tìm hiểu kỹ càng khách hàng hướng đến: Dành thời gian nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng để nhằm thu hút được lượng khách hàng một cách tốt nhất. Mô hình SMEs dễ mang lại lợi nhuận, vì vậy việc xác định đúng khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn thu về vốn và có lời trong khoảng thời gian ngắn.
– Hình thành mạng lưới doanh nghiệp: Bạn không thể một mình có thể phát triển hết toàn bộ công ty, bạn cần có đội ngũ để hỗ trợ và đồng hành cùng bạn.
– Huy động và tối ưu vốn trong khả năng cho phép: Với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp SMEs nên tận dụng vốn tự có từ cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình để kinh doanh trước khi mở rộng và vay vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, ưu tiên cho việc cắt giảm chi phí không cần thiết.
Kết
Sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp SMEs hiện nay cho thấy được tiềm năng cũng như giá trị đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs xây dựng và phát triển vững mạnh mô hình, đồng thời cùng đồng hành trong việc tạo nguồn vốn, ứng dụng vào công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về khái niệm SMEs là gì, cũng như biết được cách để trở thành một SMEs thành công. Và nếu bạn đang ấp ủ dự định mở doanh nghiệp SMEs, nhưng chưa biết cách hệ thống ý tưởng để cho ra một kế hoạch kinh doanh (Business Plan), Pitch Dest xuất sắc, thể hiện đầy đủ mục tiêu, khách hàng, thị trường, định hướng, nguồn vốn,… thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với MAAS.
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
https://twitter.com/MaasService
Google Map:
https://g.page/MAASEDTECH?share
Bài viết hữu ích với bạn chứ?